Ô nhiễm môi trường hiện nay là vấn đề nghiêm trọng trong đời sống xã hội hiện nay, gây ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy nhiêm, hành vi gây ô nhiễm môi trường không phải là dễ dàng phát hiện, do vậy, mỗi cá nhân khi phát hiện hành vi vây ô nhiễm môi trường cần phản ánh kịp thời lên cơ quan có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Đơn phản ánh gây ô nhiễm môi trường là gì và dùng để làm gì?
Đơn phản ánh gây ô nhiễm môi trường là văn bản do cá nhân, tổ chức, cơ quan,… viết gửi cơ quan có thẩm quyền phản ánh về hành vi gây ô nhiễm môi trường của cá nhân, tổ chức, cơ quan.
Đơn phản ánh hành vi gây ô nhiễm môi trường được dùng để phản ánh về hành vi gây ô nhiễm môi trường của cá nhân, tổ chức, cơ quan, đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền có những biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
2. Mẫu đơn phản ánh hành vi gây ô nhiễm môi trường và hướng dẫn soạn thảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày … tháng … năm… (ghi địa danh, ngày tháng năm viết đơn)
ĐƠN PHẢN ÁNH GÂY Ô NHIỄM
(V/v: …….)
Kính gửi: …
Tên tôi là: …..Sinh ngày: … / … / … (ghi thông tin theo Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân)
CMND số: … Cấp ngày: … / … / … Do: …(ghi theo Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân)
Hộ khẩu thường trú: …(ghi theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
Nơi ở hiện nay: …(ghi địa chỉ hiện tại của cá nhân làm đơn ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
Cá nhân/tổ chức bị phản ánh: … Giới tính: Nam/nữ
Trụ sở/nơi ở: ……
(Điền thông tin cơ bản mà người làm đơn biết)
Tôi xin trình bày quý cơ quan nội dung sau:
…( trình bày một số nội dung như: diễn biến cụ thể của hành vi gây ô nhiễm theo thời gian; địa điểm, khu vực, thời gian xảy ra hành vi vi phạm, người làm chứng; Nguyên nhân, động cơ dẫn đến hành vi; Vật chứng, tài liệu.. như hình ảnh,…)
Do đó, tôi kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, giải quyết, có biện pháp xử lý ……………
Tôi cam đoan nội dung trên là hoàn toàn đúng sự thật nếu sai tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(ký rõ họ tên)
3. Hình thức xử lý khi nhận được đơn phản ánh về hành vi gây ô nhiễm môi trường:
Khi xem xét về hành vi do cá nhân phản ánh trong đơn phản ánh gây ô nhiễm môi trường là chính xác, vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, thì người có thẩm quyền tiến hành xử phạt các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi vi phạm.
Theo quy định của Điều 4 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về quy định về hình thức và mức xử phạt, biên pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
Thứ nhất, Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
– Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
– Cảnh cáo;
Thứ Hai, Hình thức xử phạt bổ sung:
– Việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp hành vi vi phạm của cơ sở không gây ô nhiễm môi trường hoặc cơ sở đã chấm dứt hành vi vi phạm hoặc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm do hành vi vi phạm hành chính gây ra. Thời điểm đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn được tính từ thời điểm cơ quan nhà nước đã giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu giao nhiệm vụ, chỉ định đơn vị hoặc lựa chọn được nhà thầu khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công.
– Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; giấy phép tiếp cận nguồn gen; giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; quyết định công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen; giấy phép môi trường; quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (sau đây gọi chung là giấy phép) hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 25
– Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
Thứ ba, Ngoài các hình thức xử phạt nêu trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định sau đây:
– Buộc tái xuất máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chất thải nhập khẩu từ nước ngoài; buộc tái xuất toàn bộ loài ngoại lai xâm hại nhập khẩu trái phép ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; buộc tái xuất lô hàng chứa sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định; buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu do vi phạm hành chính gây ra;
– Buộc phá dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; buộc phá dỡ, di dời công trình, cây trồng; buộc phá dỡ công trình, nhà ở trái phép;buộc phải phá dỡ công trình, thiết bị để pha loãng chất thải và phải xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải;
– Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định; buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật; buộc phải thực hiện biện pháp giảm thiểu độ rung đạt quy chuẩn kỹ thuật;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
– Buộc tiêu hủy máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chất thải nhập khẩu từ nước ngoài; buộc tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen; buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai xâm hại; tiêu hủy toàn bộ sinh vật biến đổi gen chưa được cấp giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen hoặc giấy chứng nhận an toàn sinh học; buộc tiêu hủy các chất và thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm;
– Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường;
Đối với vi phạm hành chính quy định tại: điểm g khoản 1, điểm g khoản 2 Điều 10; điểm g, h khoản 1, điểm g, h khoản 2, điểm g, h khoản 3 Điều 11; điểm a, b khoản 1, điểm a, b khoản 2 Điều 13; điểm d, đ khoản 2, điểm d, đ khoản 3, điểm d, đ khoản 4 Điều 14; điểm g, h khoản 3, điểm h, i khoản 4 Điều 15 Nghị định này làm phát sinh nước thải chưa qua xử lý ra môi trường thì số lợi bất hợp pháp được tính bằng tổng lưu lượng nước thải đã xả ra môi trường chưa qua xử lý xác định trong thời gian vi phạm tính theo m3 (trường hợp không xác định được thải lượng nước thải thì thải lượng nước thải được tính theo lưu lượng tối đa ngày đêm ghi trong các hồ sơ theo thứ tự ưu tiên như sau: kết luận thanh tra, kết quả kiểm toán, hồ sơ cấp giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần, báo cáo đánh giá tác động môi trường) nhân với giá dịch vụ xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành tính theo đồng/m3 (trong trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh không ban hành thì áp dụng giá dịch vụ xử lý nước thải của khu công nghiệp có khoảng cách gần nhất so với tổ chức vi phạm).
Đối với vi phạm hành chính quy định tại: điểm g khoản 1, điểm g khoản 2 Điều 10; điểm g, h khoản 1, điểm g, h khoản 2, điểm g, h khoản 3 Điều 11; điểm a, b khoản 1, điểm a, b khoản 2 Điều 13; điểm d, đ khoản 2, điểm d, đ khoản 3, điểm d, đ khoản 4 Điều 14; điểm g, h khoản 3, điểm h, i khoản 4 Điều 15 Nghị định này làm phát sinh khí thải chưa qua xử lý ra môi trường thì số lợi bất hợp pháp được tính bằng lưu lượng khí thải tính theo m3/giờ (trường hợp không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, không vận hành hệ thống xử lý khí thải thì lưu lượng khí thải được xác định theo lưu lượng tối đa trong một giờ ghi trong các hồ sơ theo thứ tự ưu tiên như sau: kết luận thanh tra, kết quả kiểm toán, hồ sơ cấp giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần, báo cáo đánh giá tác động môi trường) nhân với thời gian vi phạm tính theo giờ và nhân với chi phí cho việc vận hành hệ thống xử lý khí thải trong một giờ gồm: điện, nước, nhân công, hóa chất và vật tư tiêu hao tính theo đồng/m3.
Đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 16; điểm a khoản 4, 5 Điều 17; khoản 4, 7 Điều 46 thì số lợi bất hợp pháp là toàn bộ số tiền mà tổ chức, cá nhân thu được khi thực hiện hành vi vi phạm.
– Buộc phải thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật; buộc hủy kết quả thẩm định báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính;
– Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường; buộc phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường; buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; buộc chi trả chi phí tổ chức ứng phó sự cố chất thải, chi phí phục hồi môi trường; buộc phải bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra theo quy định; buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả trong thời hạn 01 tháng; buộc phải chuyển số tiền còn lại về quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đối với địa phương chưa có quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh trong thời hạn 06 tháng; buộc phải hoàn trả số tiền sử dụng sai mục đích trong thời hạn 01 tháng; buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế tương ứng tỷ lệ tái chế bắt buộc chưa hoàn thành hoặc số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế tương ứng với tỷ lệ tái chế không đáp ứng quy cách tái chế bắt buộc vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế còn thiếu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; buộc nộp số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế tương ứng với tỷ lệ, quy cách tái chế bắt buộc phải thực hiện vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam; buộc chấm dứt hợp đồng thực hiện tái chế,
– Buộc phải thực hiện biện pháp thu gom, lưu giữ và quản lý an toàn chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị đã nhập khẩu, sản xuất và sử dụng có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo quy định và báo cáo đã khắc phục xong hậu quả vi phạm;
– Buộc chuyển giao chất thải cho đơn vị có chức năng xử lý; buộc chuyển giao các chất và thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát cần xử lý theo đúng quy định cho đơn vị có chức năng xử lý và chịu mọi chi phí phát sinh;
– Buộc di dời dự án, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các trường hợp vi phạm mà địa điểm đang thực hiện dự án, cơ sở không phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; buộc phải xây dựng, lắp đặt công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
– Buộc lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính cho (các) năm nộp chậm, nộp thiếu và chịu mọi phí tổn phát sinh nếu có; buộc xây dựng quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ an toàn theo quy định; buộc phải lập đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở trong thời hạn 06 tháng; buộc báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định;
– Buộc cung cấp thông tin đúng, đầy đủ trong báo cáo kiểm kê khí nhà kính, báo cáo mức giảm phát thải khí nhà kính; buộc công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định; buộc công khai thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo quy định; buộc thực hiện đăng ký kế hoạch tái chế, gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, báo cáo kết quả tái chế theo quy định; buộc phải cung cấp, công bố thông tin; buộc phải nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; buộc gửi bản kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải theo quy định.
Thứ tư, Không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại các điểm a, c, g và l khoản 3 Điều này khi không có đủ căn cứ xác định hậu quả hoặc không có đủ căn cứ xác định số lợi bất hợp pháp thu được hoặc không có đủ căn cứ xác định số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định do hành vi vi phạm hành chính đó gây ra.