Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con nếu như bên đang trực tiếp nuôi con không còn đủ các điều kiện để nuôi con nữa thì các bên hoàn toàn có quyền thoả thuận về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con và yêu cầu toà án công nhận về thoả thuận đó. Vậy mẫu đơn nhường quyền nuôi con, xin nhượng quyền nuôi con được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
Tại Điều 84 Luật Hôn nhân và giá đình 2014 có quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, theo đó việc thay đổi về người trực tiếp nuôi con sẽ được giải quyết khi mà có một trong các căn cứ sau đây:
– Cha, mẹ của con có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con nhằm mục đích phù hợp với lợi ích của con;
– Người trực tiếp nuôi con mà không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trong trường hợp là có căn cứ người trực tiếp nuôi con mà không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục con thì ngoài đối tượng là cha hoặc mẹ – người mà không trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu toà án thay đổi người trực tiếp nuôi con thì trên cơ sở lợi ích của con, những cá nhân, cơ quan, tổ chức sau cũng sẽ có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
– Người thân thích;
– Các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Các cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
Khi cả hai bên đã thoả thuận được việc thay đổi quyền nuôi con thì làm thủ tục nhường quyền nuôi con thì các bên cần tuân thủ đúng quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Các bên cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn;
– Quyết định, bản án ly hôn của toà án đã có hiệu lực pháp luật;
– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hạn;
– Sổ hộ khẩu;
– Giấy khai sinh của con.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Khi cả hai bên đã thoả thuận được việc thay đổi quyền nuôi con thì nơi nộp hồ sơ chính là toà án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai bên cư trú, làm việc.
Bước 3: Nộp án phí, lệ phí
Một trong hai bên sẽ đi nộp án phí, lệ phí sau khi có giấy thông báo của toà án về vấn đề nộp án phí, lệ phí. Theo Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, án phí và lệ phí trong thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn đều là 300.000 đồng.
Bước 4: Thời gian giải quyết
Thông thường thời gian giải quyết trong thủ tục thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn khi mà cả hai bên đã thoả thuận được sẽ là 02 – 03 tháng.
2. Mẫu đơn nhường quyền nuôi con, xin nhượng quyền nuôi con:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN
Kính gửi:
Tên tôi là:..Sinh năm: …
Nghề nghiệp:…
Hộ khẩu thường trú:….
Tạm trú:….
Điện thoại liên hệ:…
Tại bản án, quyết định:…..ngày……tháng…..năm….của
Về phần con chung:…..
Hiên con chung đang ở với anh (chị)……..là người trực tiếp nuôi dưỡng cháu…….
Hộ khẩu thường trú:…
Nơi ở hiện tại:….
Điện thoại liên hệ:….
Tôi xin trình bày với quý Toà sự việc như sau:
Căn cứ Điều 81
– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trông nom, chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lượng hành vi dân sự hoặc không có năng lực lao động và không có gia tài để tự nuôi mình theo lao lý của Luật này, Bộ luật dân sự và những luật khác có tương quan.
– Vợ, chồng thỏa thuận hợp tác về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ và trách nhiệm, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn so với con; trường hợp không thỏa thuận hợp tác được thì Tòa án quyết định hành động giao con cho một bên trực tiếp nuôi địa thế căn cứ vào quyền hạn về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện kèm theo để trực tiếp trông nom, chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận hợp tác khác tương thích với quyền lợi của con.
Nay bố/mẹ của cháu………..là người đang trực tiếp nuôi cháu đã không còn đủ điều kiện về mặt kinh tế cũng như về mặt thời gian để chăm sóc tốt cho cháu. Để đảm bảo cho cháu có được một môi trường sống tốt, có đủ điều kiện để được đi học thế nên hai chúng tôi là cha/mẹ của cháu đã thoả thuận được vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn đó là từ cha/mẹ đang là người trực tiếp nuôi cháu sang cho mẹ/cha của cháu trực tiếp nuôi dưỡng và bảo ban cháu.
Mong quý Tòa xem xét và triển khai nhu yếu trên của tôi để con tôi được hưởng các điều kiện kèm theo chăm nom tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Danh mục tài liệu kèm theo đơn: – Bản sao chứng thực chứng minh nhân dân (của cả hai bên); – Bản sao xác nhận sổ hộ khẩu (của cả hai bên); – Bản án ly hôn; – Bản sao xác nhận giấy khai sinh con; – | Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) |
3. Hướng dẫn cách viết mẫu đơn nhường quyền nuôi con:
Người viết đơn nhường quyền nuôi con khi soạn thảo đơn cần soạn thảo những nội dung sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ;
– Tên của đơn (Đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn)
– Phần kính gửi: người viết đơn phải ghi rõ thông tin của Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ Kính gửi: Tòa án nhân dân Huyện Y, tỉnh Z. Do cả hai bên đã thoả thuận được việc thay đổi quyền nuôi con thì nơi nộp hồ sơ chính là toà án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai bên cư trú, làm việc
– Thông tin của người mà có yêu cầu thay đổi quyền trực tiếp nuôi con và người đang trực tiếp nuôi con. Ở phần này, người làm đơn cần trình bày rõ các thông tin cơ bản sau đây:
+ Ghi đầy đủ họ và tên (phần này này được viết bằng chữ in hoa, có dấu)
+ Thông tin về ngày tháng năm sinh;
+ Thông tin về số chứng minh nhân dân hoặc là căn cước công dân hoặc là số hộ chiếu (ghi rõ ngày cấp và nơi cấp);
+ Thông tin về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
+ Thông tin về nơi ở hiện tại;
+ Số điện thoại liên hệ.
– Thông tin về bản án hoặc quyết định của Tòa án đã giải quyết về vấn đề quyền nuôi con sau ly hôn. Cụ thể là những thông tin sau đây:
+ Số bản án, quyết định. Ví dụ là Bản án số 09/2019/HNGĐ-ST ngày 09/09/2019 về Ly hôn của Tòa án nhân dân huyện Y
+ Nội dung phần giải quyết về quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn. Ví dụ là về phần con chung của anh……….và chị………. theo bản án này thì cháu A là con chung của hai vợ chồng và được giao cho mẹ là chị ……… trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng.
– Thông tin về việc hiện tại con đang được ai trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng
+ Ở phần này cần cung cấp các thông tin hiện con đang ở với ai. Ví dụ là hiện cháu A đang ở cùng với mẹ của cháu là chị Nguyễn Thị B – là người đang trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng.
– Các thông tin về yêu cầu thay đổi quyền nuôi con
+ Lý do vì sao lại muốn thay đổi quyền nuôi con. Ví dụ như Nay bố/mẹ của cháu………..là người đang trực tiếp nuôi cháu đã không còn đủ điều kiện về mặt kinh tế cũng như về mặt thời gian để chăm sóc tốt cho cháu. Để đảm bảo cho cháu có được một môi trường sống tốt thế nên hai chúng tôi là cha/mẹ của cháu đã thoả thuận được vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn đó là từ cha/mẹ đang là người trực tiếp nuôi cháu sang cho mẹ/cha của cháu trực tiếp nuôi dưỡng và bảo ban cháu.
+ Người có yêu cầu cần phải ghi cụ thể về yêu cầu và các nguyện vọng của mình.
Căn cứ pháp lý: