Trong quá trình tham gia giao thông đường bộ, không phải người nào cũng luôn luôn đảm bảo rằng bản thân mình sẽ chấp hành đầy đủ quy định về an toàn giao thông, nhiều vụ tai nạn có thể xảy ra, khi đó phương tiện sẽ bị tạm giữ. Dưới đây là mẫu đơn nhận lại xe máy bị tai nạn và cách viết đơn có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn nhận lại xe máy bị tai nạn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU TRẢ LẠI TÀI SẢN
Kính gửi: …
Tôi tên là: …
Căn cước công dân: … cấp tại … ngày …
Hộ khẩu thương trú: …
Địa chỉ hiện tại: …
Số điện thoại: …
Tôi làm đơn này nhằm trình bày một việc như sau:
Ngày … tháng … năm … , tôi có lưu thông trên đoạn đường …, có xảy ra tai nạn với …, cơ quan cảnh sát giao thông đã đến lập biên bản và chụp lại hiện trường và lập hồ sơ, kết luận lỗi gây tai nạn là do tôi …, gây thiệt hại cho bên kia … (mô tả thiệt hại về người, và tài sản nếu có), trong quá trình tham gia giao thông tôi có đầy đủ giấy phép lái xe và đăng ký xe, tôi có đầy đủ giấy tờ theo quy đinh.
Đến nay tôi và gia đình ông/bà … – gia đình người bị thiệt hại đã thỏa thuận với nhau về mức độ bồi thường, và hai bên đã ký kết văn bản đồng ý bồi thường và có xác nhận của … Sau đó, tôi đã đến công an nộp phạt theo đúng quy định về hành vi … của tôi, và cơ quan công an đã lập biên bản và xử phạt hành chính tôi.
Hôm nay, ngày …, tôi làm đơn này, đề nghị cơ quan công an cho tôi xin chiếc xe của tôi ra, xe của tôi mang biển số … mang tên tôi là …
Tôi xin chân thành cảm ơn.
…, ngày … tháng … năm …
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
2. Hướng dẫn cách viết đơn nhận lại xe máy bị tai nạn:
Trong quá trình làm đơn nhận lại xe máy bị tai nạn, cần phải lưu ý cách viết đơn như sau:
– Cần phải điền đầy đủ địa chỉ làm đơn, ngày tháng năm làm đơn;
– Xin nhận lại phương tiện theo quyết định số bao nhiêu, được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền nào;
– Cần phải kính gửi lên công an cấp quận, cấp huyện đang thu giữ phương tiện;
– Cần phải ghi rõ thông tin cá nhân của người làm đơn, bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại liên hệ, địa chỉ thường trú của cá nhân muốn xin nhận lại phương tiện;
– Số giấy tờ tùy thân của các bên, trong đó bao gồm số chứng minh thư nhân dân, nơi cư trú, số căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Cần phải ghi rõ lý do làm đơn nhận lại phương tiện, biển số của phương tiện, lỗi vi phạm của phương tiện là gì và những thông tin khác có liên quan, nếu thông tin không có thì có thể bỏ trống.
Như vậy, cách thức viết đơn là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng, để có thể có mẫu đơn hoàn chỉnh và phù hợp với quy định của pháp luật thì cần phải tham khảo hình thức viết đơn theo một số nội dung cơ bản nêu trên.
3. Tự ý giữ phương tiện gây tai nạn có phải dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản?
Hiện nay, có rất nhiều trường hợp phương tiện gây ra tai nạn giao thông bị một số người giữ lại để yêu cầu trả bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật, việc cá nhân tự tiện giữ lại phương tiện khi gây tai nạn giao thông là một trong những dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của pháp luật hình sự. Căn cứ theo quy định tại Điều 125 của Văn bản hợp nhất luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về vấn đề tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính. cụ thể như sau:
(1) Việc tạm giữ tang vật, tạm giữ phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính sẽ được áp dụng trong một số trường hợp cần thiết. Cụ thể như sau:
+ Nhằm mục đích xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ phương tiện đó thì sẽ không có căn cứ để ra quyết định xử phạt. Trong trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính, từ đó làm căn cứ xác định khung hình phạt, thẩm quyền xử phạt thì sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 60 của Văn bản hợp nhất luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022;
+ Nhằm mục đích ngăn chặn ngay lập tức hành vi vi phạm hành chính, trong trường hợp không tạm giữ phương tiện đó thì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
+ Nhằm mục đích đảm bảo cho quá trình thi hành quyết định xử phạt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(2) Được tạm giữ tang vật, tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính cần phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được các tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt đã được thi hành trên thực tế. Đồng thời, trong trường hợp nộp tiền phạt nhiều lần căn cứ theo quy định tại Điều 79 của Văn bản hợp nhất luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022, sau khi nộp tiền phạt lần đầu tiên người vi phạm sẽ được nhận lại tang vật và nhận lại phương tiện bị tạm giữ.
(3) Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật, đồng thời đó là người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính, tạm giữ giấy phép và chứng chỉ hành nghề. Thẩm quyền tạm giữ sẽ không phụ thuộc vào giá trị của tang vật hoặc giá trị của phương tiện vi phạm hành chính.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Văn bản hợp nhất luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về thẩm quyền của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Theo đó:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phát cảnh cáo, phạt tiền lên đến 10% mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tương ứng căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Văn bản hợp nhất luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 tuy nhiên không vượt quá 5.000.000 đồng, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 50% mức phạt tiền tối đa đối với các lĩnh vực tương ứng tuy nhiên không vượt quá 100.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến mức tối đa trong lĩnh vực tương ứng, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Như vậy có thể nói, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là chủ thể có thẩm quyền tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng, trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục cảnh sát giao thông đường bộ là chủ thể có thẩm quyền tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 25.000.000 đồng, giám đốc Công an cấp tỉnh là chủ thể có thẩm quyền tạm giữ phương tiện có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng.
Như vậy, nếu không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ có dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2022 Luật xử lý vi phạm hành chính.
THAM KHẢO THÊM: