Khi tiến hành ly hôn, nhiều người đặt ra nhu cầu mong muốn tải mẫu đơn ly hôn khi một người nước ngoài và hướng dẫn xác định thẩm quyền Tòa án giải quyết ly hôn với đương sự ở nước ngoài theo quy định hiện hành. Dưới đây là mẫu đơn ly hôn khi một bên đang ở nước ngoài mới nhất theo quy định của pháp luật hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn ly hôn khi một bên đang ở nước ngoài mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN KHỞI KIỆN LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG
(v/v một bên đương sự ở nước ngoài)
Kính gửi: Toà án nhân dân …
Họ và tên chồng: …
Sinh ngày: …
Căn cước công dân số: …
Cấp ngày: … / … / … Cấp tại: …
Hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Họ và tên vợ: …
Sinh ngày: …
Căn cước công dân số: …
Cấp ngày: … / … / … Cấp tại: …
Hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Hôm nay tôi viết đơn này xin trình bày với quý toà một việc như sau:
Hai chúng tôi đã kết hôn từ năm … có đăng ký kết hôn tại uỷ ban nhân dân phường … Nay tôi làm đơn này yêu cầu Toà án nhân dân … xem xét giải quyết cho tôi được ly hôn, chấm dứt tình trạng hôn nhân như hiện nay, cụ thể:
1. Về con chung: … (trình bày rõ ràng và cụ thể thông tin cơ bản của con chung). Chúng tôi đã thoả thuận về người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng như sau: …
2. Về tài sản chung: (ghi cụ thể mỗi người được chia sở hữu tài sản gì) …
3. Về nhà ở (Nếu không có nhà ở thì ghi không có): …
4. Về vay nợ (Nếu không có vay nợ thì ghi không có): …
Kính mong quý tòa xem xét giải quyết cho yêu cầu ly hôn của tôi để tôi sớm ổn định cuộc sống riêng của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn!
…, ngày … tháng … năm …
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
2. Ly hôn khi một bên đương sự ở nước ngoài được hiểu như thế nào?
Kết hôn là cơ sở để hình thành nên gia đình – tế bào của xã hội, cái nuôi để nuôi dưỡng con người. Còn ly hôn là mặt trái không thể thiếu của cuộc hôn nhân khi mối quan hệ vợ chồng đã hoàn toàn tan vỡ, mục đích của việc kết hôn nhằm xây dựng gia đình hòa thuận tiến bộ và hạnh phúc, vợ chồng thương yêu quý trọng lẫn nhau không đạt được và cuộc sống gia đình đã mất hết ý nghĩa. Theo Từ điển Luật học có giải thích rằng, ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân do tòa án công nhận và quyết định theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng. Như vậy ở Việt Nam, thì tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn. Khi vợ chồng hoặc cả hai vợ chồng có đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn ra tòa án và được cảm thụ lý giải quyết làm phát sinh vụ án ly hôn tại tòa án.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì chỉ được coi là vụ án ly hôn có một bên đương sự ở nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
– Ly hôn giữa công dân Việt Nam với nhau, trong đó có một bên đang ở nước ngoài và một bên đang ở trong nước Việt Nam;
– Ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, trong đó thì có một bên đang ở và hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam và một bên đang ở nước ngoài;
– Ly hôn giữa hai bên trong quan hệ hôn nhân đều đang cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam, nhưng người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án ly hôn đó lại đang ở nước ngoài.
Trong các văn bản pháp luật hiện hành chúng ta thường hay nhắc đến khái niệm ly hôn có yếu tố nước ngoài. Vì thế để nhận biết dấu hiệu của một vụ án ly hôn mà một bên ở nước ngoài cần dựa vào ba yếu tố sau đây:
– Yếu tố chủ thể của quan hệ hôn nhân, phải có ít nhất một bên trong quan hệ hôn nhân là người nước ngoài có quan hệ hôn nhân giữa các công dân Việt Nam với nhau mà một hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài;
– Sự kiện làm phát sinh và thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ hôn nhân xảy ra ở nước ngoài không phải trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Yếu tố tài sản liên quan đến quan hệ hôn nhân này xảy ra ở nước ngoài. Vì thế đối với một vụ án ly hôn mà phía bên vợ hoặc bên chồng đang ở nước ngoài thì đó cũng sẽ được coi là ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện nay.
3. Cách viết một mẫu đơn ly hôn khi một bên đang ở nước ngoài:
Khi viết một mẫu đơn ly hôn mà một bê đang ở nước ngoài thì cần phải chú ý đến các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, phải đảm bảo đầy đủ thông tin để gửi lên tòa án cũng như thông tin của các bên có liên quan trong vụ việc ly hôn đó.
– Cần phải ghi rõ thông tin tòa án có thẩm quyền để giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tránh trường hợp gửi sai thẩm quyền giải quyết vụ việc. Bởi nhìn chung thì những vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài nói chung hay ly hôn khi một bên ở nước ngoài nói riêng thường thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành.
– Đối với phần thông tin cơ bản của các bên thì cũng cần phải ghi rõ thông tin của bên vợ và bên chồng đặc biệt là địa chỉ, nơi ở hiện tại, và những thông tin cơ bản khác của các bên;
– Đối với những trường hợp mà có những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hoặc những người làm chứng thì sẽ cần phải điền thêm thông tin của những người này vào trong đơn yêu cầu ly hôn. Đây là một trong những căn cứ để tòa án xác định thẩm quyền thụ lý hồ sơ đối với ly hôn khi một bên ở nước ngoài hay còn gọi là có yếu tố nước ngoài mà họ không thể trở về Việt Nam đồng thời tống đạt những văn bản tố tụng cho các bên khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, đối với phần nội dung để yêu cầu tòa án giải quyết thì cần phải đi một cách đầy đủ và rõ ràng. Có thể yêu cầu tòa án giải quyết ba mối quan hệ đó là quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng đối với con cái và quan hệ tài sản chung cũng như công nợ chung.
– Cần phải trình bày rõ ràng được thời điểm và địa điểm đăng ký kết hôn vào việc kết hôn đó là hoàn toàn tự nguyện và không trái với quy định của pháp luật, kết hôn hoàn toàn hợp pháp. Hai vợ chồng đã chung sống với nhau một thời gian tuy nhiên quá trình chung sống bắt đầu nảy sinh những mâu thuẫn khiến cho quan hệ vợ chồng không thể tiếp diễn hoặc có một bên vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khiến cho mối quan hệ hôn nhân đi xuống một cách trầm trọng vì thế, đến nay xét thấy hôn nhân không thể kéo dài và quyết định ly hôn khi một bên đang ở nước ngoài, thông qua đó để yêu cầu tòa án giải quyết đối với việc ly hôn do vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài;
– Vấn đề nuôi con, thì cần phải trình bày rõ ràng có bao nhiêu người con chung và ngày tháng năm sinh của chúng, nghĩa vụ cấp dưỡng như thế nào và thỏa thuận của hai người về việc ai là người nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì sẽ yêu cầu tòa án giải quyết;
– Đối với phần tài sản và công nợ chung thì cần phải liệt kê rõ ràng hai người đã có những loại tài sản gì và có công nợ gì, thỏa thuận của hai người khi tạo dựng tài sản và công nợ đó như thế nào và có yêu cầu tòa án giải quyết hay không.
Thứ ba, trong đơn thì cần phải đảm bảo những tài liệu chứng cứ kèm theo để chứng minh cho những yêu cầu cần tòa án giải quyết, Đồng thời đây là đơn ly hôn khi một bên ở nước ngoài cho nên cần phải có tài liệu chứng cứ để chứng minh rằng một bên đó đang ở nước ngoài và không thể trở về Việt Nam cũng như không còn ở Việt Nam trong thời điểm nộp đơn ly hôn.
4. Trình tự và thủ tục giải quyết ly hôn khi một bên ở nước ngoài:
Bước 1: Người có đơn yêu cầu ly hôn sẽ gửi tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, tức là Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ là cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với việc ly hôn khi một bên ở nước ngoài.
Bước 2: Toà nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và xem xét về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ, nếu như xét thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì Tòa án sẽ gửi thông báo nộp nghĩa vụ tạm ứng án phí trong khoảng thời hạn từ 7 đến 15 ngày.
Bước 3: Sau khi nhận được thông báo nộp nghĩa vụ tạm ứng án phí, thì các chủ thể nộp đơn sẽ phải tiến hành nộp án phí dân sự tại Chi cục Thi hành án dân sự, và lấy biên lai tạm ứng án phí về nộp cho tòa án để chứng minh rằng mình đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định.
Bước 4: Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.