Giấy ký giáp ranh được coi là giấy tờ khá quan trọng, được sử dụng thường xuyên trong hoạt động xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Dưới đây là mẫy đơn ký giáp ranh hay còn gọi là giấy giáp ranh thửa đất chi tiết mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn ký giáp ranh với mảnh đất liền kề mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày…. tháng…. năm 20……
GIẤY XÁC NHẬN GIÁP RANH THỬA ĐẤT
Hôm nay, ngày…. tháng…năm ..…, chúng tôi gồm có:
Ông/bà (1):……….
Đang sử dụng đất tại (2):
Xã/phường/thị trấn:… huyện/quận:…
thành phố/tỉnh:……..
Thửa đất số:… Tờ bản đồ số:………..
Và những người sử dụng đất liền kề (3):
1,……………..
2,……………..
3,……………..
4,……………..
Chúng tôi lập Biên bản này để xác nhận ranh giới giữa các thửa đất và xác nhận không có tranh chấp giữa những người sử dụng đất liền kề.
Người sử dụng đất liền kề ký, ghi rõ họ tên (4):
1. ………… | 2. …………. |
3. ………… | 4. ………… |
NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT (ký, ghi rõ họ tên) |
Trong đó:
(1) Ghi rõ họ tên của người đang sử dụng đất (viết theo thông tin tại giấy khai sinh/căn cước công dân), viết in hoa.
(2) Ghi rĩ địa chỉ của thửa đất (người sử dụng đất cần ghi địa chỉ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh nơi có thửa đất).
(3) Ghi rõ rõ họ tên của tất cả những người sử dụng đất liền kề, giáp ranh với thửa đất cần xác nhận giáp ranh.
(4) Ký và ghi rõ họ tên của từng cá nhân sử dụng đất.
2. Các xác định ranh giới thửa đất giáp ranh theo quy định pháp luật hiện nay:
Ký giáp ranh với mảnh đất liền kề được hiểu là việc việc người sử dụng đất ký xác nhận ranh, mốc giới và ghi ý kiến của mình về ranh giới đất liền kề của mình với những hộ sử dụng đất liền kề. Việc ký giáp ranh đất được sử dụng với mục đích xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm chứng minh đất không có tranh chấp. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 TThông tư số 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 19 tháng 5 năm 2014 Quy định về bản đồ địa chính được sửa đổi, bổ sung bởi quy định tại khoản 2 Điều 8
Thứ nhất, trước khi tiến hành đo đạc vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc cần phối hợp với công chức địa chính cấp xã hoặc các cá nhân là cán bộ thôn, xóm,… để được hỗ trợ trong toàn bộ quá trình đo đạc thửa đất, cùng với chủ sở hữu của diện tích đất, người quản lý đất để tiến hành xác định ranh giới của thửa đất, mốc giới đất trên thực tế. Cán bộ đo đạc và người sử dụng đất cần sử dụng vật dụng như đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông hay cọc gỗ để đánh dấu ranh giới thử đất làm căn cứ trong quá quá trình tiến hành đo đạc. Ngoài ra, người sử dụng đất có thể cung cấp các giấy tờ bản sao không cần công chứng, chứng thực có liên quan đến thửa đất (nếu có).
Hơn nữa, căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 19 tháng 5 năm 2014 Quy định về bản đồ địa chính được sửa đổi, bổ sung bởi quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 29 tháng 9 năm 2017 Quy định chi tiết Nghị định số 01/2017 ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai còn quy định thêm trường hợp nếu người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong toàn bộ quá trình tiến hành đo đạc thì bản mô tả ranh giới thửa đất, mốc của thửa đất sẽ được cán bộ đo đạc, các bên có liên quan còn lại và người dẫn đo đạc sẽ xác định căn cứ theo diện tích sử dụng trên thực tế và giấy tờ có liên quan đến mảnh đất.
Thứ hai, ranh giới của thửa đất trên thực địa được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản án của Tòa án hay kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền.
Thứ ba, đơn vị đo đạc chuyển bản mô tả ranh giới, mốc thử đất đã thiết lập cho Ủy ban nhân dân xã để xác nhận vắng mặt và thông báo trên loa phát thanh xã, thực hiện niêm yết giá công khai tại trụ sở của Ủy ban nhân dân xã để người sử dụng đất ký xác nhận. Ngoài ra, đơn vị đo đạc còn có trách nhiệm phải lập danh sách gửi cho Ủy ban nhân dân xã biết và lưu hồ sơ đo đạc.
3. Trình tự, thủ tục ký giáp ranh thửa đất theo quy định pháp luật:
3.1. Hồ sơ ký giáp ranh thửa đất:
Có thể khẳng định, thủ tục ký giáp ránh thửa đất không phải là một thủ tục riêng lẻ. Đơn ký giáp ranh với mảnh đất liền kề – một trong những giấy quan trọng trong toàn bộ hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất. Do đó, để tiến hành ký giáp ranh với thửa đất liền kề, người sử dụng đất cần chuẩn bị 01 (một) đơn ký giáp ranh với mảnh đất liền kề với giấy tờ là Đơn ký giáp ranh với mảnh đất liền kề.
3.2. Thủ tục ký giáp ranh thửa đất theo quy định pháp luật:
Trước hết, cần xác định: Thủ tục ký giáp ranh thử đất không phải là thủ tục hành chính riêng biệt. Hay nói cách khác, thủ tục ký giáp ranh thửa đất là một trong những thủ tục nằm trong thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, căn cứ Điều 70
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Người sử dụng đất, cá nhân có nguyện vọng xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần chỉ bị bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, người sử dụng đất.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu. Tại bước này, Ủy ban nhân dân xã/ phường/ thị trấn có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ của cá nhân, người sử dụng đất: Xác định hiện trạng sử dụng đất so với nội dung được kê khai đăng ký; Đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì Ủy ban nhân dân xã/ phường/ thị trấn phải thông báo bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính do người sử dụng đất đã nộp cho Văn phòng đăng ký đất đai trước đó; Ủy ban nhân xã/phường/ thị trấn cần tiến hành niêm yết kết quả kiểm tra hồ sơ và tình trạng của thửa đất tại Trụ sở Ủy bân nhân dân xã và khu dân cư nơi có thửa đất trong thời hạn là 15 ngày.
Như vậy, thủ tục ký giấy xác nhận giáp ranh với mảnh đất liền kề sẽ được tiến hành thực hiện tại bước 3 trong quá trình giải quyết yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.
Bước 4: Trả kết quả. Người sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân xã để nhận lại kết qủa theo giấy hẹn đã được phát.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2014 số 45/2013/QH13;
– Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2018;
– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
– Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 19 tháng 5 năm 2014 Quy định về bản đồ địa chính được sửa đổi, bổ sung bởi quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 29 tháng 9 năm 2017 Quy định chi tiết Nghị định số 01/2017 ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;