Tranh chấp di sản thừa kế là một trong những tranh chấp phổ biến hiên nay. Khi công dân thấy được những vi xấu gây ảnh hưởng đến trình tự, thủ tục giải quyết đó có thể viết đơn kiến nghị gửi cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết. Vậy đơn kiến nghị trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn kiến nghị trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế là gì?
Đơn kiến nghị trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế là mẫu đơn do công dân lập ra khi thấy có những hành vi gây ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án tranh chấp di sản thừa kế gửi cho Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết.
Mục đích của đơn kiến nghị trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế:
Đơn kiến nghị trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế là văn bản dùng để ghi chép lại những thông tin của công dân có đề xuất kiến nghị và những đề xuất mong muốn Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét và giải quyết những kiến nghị đó.
2. Mẫu đơn kiến nghị trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
…, ngày… tháng… năm…
ĐƠN KIẾN NGHỊ
(V/v: Kiến nghị quy định về …(vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp di sản thừa kế))
Kính gửi: …( Nêu tên cơ quan có thẩm quyền)
– Căn cứ…;
Tên tôi là:…
Sinh ngày… tháng…năm…
Giấy CMND:… Ngày cấp:…/…./…Nơi cấp (tỉnh, TP):…
Địa chỉ thường trú:….
Chỗ ở hiện nay: …
Điện thoại liên hệ: …
Là đại diện theo ủy quyền của những cá nhân sau:
1. Ông/Bà:…
Sinh ngày… tháng… năm…
Giấy CMND:… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…
Địa chỉ thường trú:…
Chỗ ở hiện nay: …
Điện thoại liên hệ: …
2. Ông/ Bà:… Sinh ngày… tháng… năm…
Giấy CMND/thẻ CCCD số:… Ngày cấp:…/…/…Nơi cấp (tỉnh, TP):…
Địa chỉ thường trú:…
Chỗ ở hiện nay:…
Điện thoại liên hệ: …
3. (Liệt kê những cá nhân tham gia)
Theo
Thay mặt những cá nhân trên, tôi xin trình bày lý do cụ thể như sau:
…
Tôi nhận thấy, quy định về … tại … là gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với thực tiễn hiện nay. Tôi kính đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét và đưa ra những thay đổi để khắc phục trình trạng đó.
1./…
2./…
(Đưa ra đề nghị của bạn, nếu có)
Kính mong cơ quan xem xét về những kiến nghị trên và có hướng xử lý tốt hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tôi xin gửi kèm đơn này những văn bản, tài liệu, ảnh chụp sau:… (nêu rõ những chứng cứ, tài liệu để chứng minh)
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn kiến nghị trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế:
Phần kính gửi người làm đơn sẽ ghi rõ tên Cơ quan có thẩm quyền giải quyết và xem xét những kiến nghị đó của công dân.
Phần nội dung của đơn kiến nghị trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế
+ Yêu cầu người làm đơn cung cấp những thông tin cá nhân cần thiết. Nếu như người làm đơn thực hiện việc kiến nghị theo hợp đồng ủy quyền thì trong đơn kiến nghị cũng phải trình bày những thong tin của những cá nhân tham gia hợp đồng ủy quyền đó.
+ Người làm đơn sẽ trình bày ngắn gọn những lý do viết đơn cùng những kiến nghị đối với vụ án tranh chấp di sản thừa kế.
+ Người làm đơn sẽ cung cấp những tại liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo đơn kiến nghị của mình.
Cuối đơn kiến nghị trong vụ án tranh
4. Di sản thừa kế là gì?
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Như vậy thi di sản thừa kế là phần tài sản riêng của người chết để lại cho người sống.
Tài sản bao gồm:
– Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
– Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Thời điểm, địa điểm mở thừa kế được quy định tại Điều 611,
1.Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Khi được hưởng thừa kế và đến thời điểm mở thừa kế thì những người thừa kế sẽ làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật với hồ sơ khai nhận gồm:
– Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu, Giấy khai sinh của những người khai nhận di sản thừa kế.
– Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.
– Một bản Sơ yếu lý lịch của một trong những người khai nhận di sản thừa kế (đã có xác nhận của UBND phường, xã hoặc cơ quan có thẩm quyền).
– Giấy tờ về di sản thừa kế như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; sổ tiết kiệm, đăng ký xe, cổ phiếu, cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác (nếu có).
– Di chúc hợp pháp (nếu có).
– Hợp đồng ủy quyền, giấy nhường di sản thừa kế, giấy từ chối nhận di sản thừa kế (nếu có).
– Trường hợp có người tham gia giao dịch không trực tiếp đến ký hợp đồng thì phải có ủy quyền hợp pháp cho người được ủy quyền (Người được ủy quyền phải có CMND, hộ khẩu).
5. Tranh chấp di sản thừa kế là gì?
Tranh chấp di sản thừa kế chính là tranh chấp mà các bên ở trong quan hệ thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc không thống nhất được với nhau hoặc không thỏa thuận được với nhau về cách phân chia di sản được thừa kế. Tranh chấp di sản thừa kế và có yếu tố nước ngoài là một phần của tranh chấp di sản thừa kế, tính chất và mức độ phức tạp rất khác.
Thành phần hồ sơ khởi kiện thừa kế theo pháp luật bao gồm:
– Đơn khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế
– Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
– Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
– Bản kê khai các di sản;
– Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
– Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản ( nếu có).
Cũng như mọi tranh chấp thì trình tự, thủ tục thực hiện sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Và công dân có quyền thực hiện quyền kiến nghị của mình đối với những hành vi gây ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án tranh chấp di sản thừa kế. Hình thức kiến nghị được thực hiện bởi 3 hình thức là kiến nghị bằng văn bản, kiến nghị bằng điện thoại và kiến nghị bằng phiếu lấy ý kiến.
Quy trình tiếp nhận phản ánh, kiến nghị được quy định tại Điều 9, Văn bản hợp nhất 4620/VBHN-BTP hợp nhất Nghị định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính do Bộ Tư pháp ban hành:
“1.Đối với các phản ánh, kiến nghị được thực hiện thông qua hình thức văn bản, điện thoại, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận phải tuân thủ quy trình sau:
a) Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 7 Nghị định này;
b) Nhận phản ánh, kiến nghị;
c) Vào sổ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị;
d) Nghiên cứu, đánh giá và phân loại phản ánh, kiến nghị:
– Phản ánh, kiến nghị không tiếp nhận do không đáp ứng các yêu cầu quy định tại các khoản 1, 2 Điều 7 Nghị định này;
– Phản ánh, kiến nghị về những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức;
Trường hợp này, cơ quan tiếp nhận phải chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
– Phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan tiếp nhận;
– Phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan tiếp nhận.
Trường hợp này, cơ quan tiếp nhận phải chuyển phản ánh, kiến nghị tới cơ quan có thẩm quyền xử lý trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận.
đ) Lưu giữ hồ sơ các phản ánh, kiến nghị đã được tiếp nhận theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ, đồng thời, lưu vào cơ sở dữ liệu điện tử những phản ánh, kiến nghị đã tiếp nhận.
2. Đối với các phản ánh, kiến nghị được thực hiện thông qua hình thức Phiếu lấy ý kiến, cơ quan hành chính nhà nước muốn lấy ý kiến cá nhân, tổ chức phải tuân thủ quy trình sau:
a) Xác định nội dung cần lấy ý kiến;
b) Xác định cá nhân, tổ chức là đối tượng cần lấy ý kiến;
c) Lập Phiếu lấy ý kiến;
d) Xác định cách thức gửi Phiếu lấy ý kiến và nhận ý kiến trả lời;
đ) Gửi Phiếu lấy ý kiến đến đối tượng thông qua một hoặc nhiều cách thức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định này;
e) Theo dõi, đôn đốc các cá nhân, tổ chức trả lời theo hạn định;
g) Vào sổ tiếp nhận khi nhận được các ý kiến trả lời;
h) Tập hợp, nghiên cứu, đánh giá, phân loại;
i) Quyết định việc xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển phản ánh, kiến nghị tới cấp có thẩm quyền xử lý;
k) Lưu giữ hồ sơ về các phản ánh, kiến nghị đã được tiếp nhận theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ, đồng thời, lưu vào cơ sở dữ liệu điện tử.”