Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến di chuyển nhà cửa, cây cối của người dân trên phần đất quy hoạch. Ngày nay việc giải phóng mặt bằng rất là phổ biến. Vậy mẫu đơn đề nghị giải phóng mặt bằng được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn kiến nghị giải phóng mặt bằng là gì?
Đơn kiến nghị giải phóng mặt bằng là văn bản được cá nhân, tổ chức, chủ thể có liên quan khác sử dụng để phản ánh với chủ thể có thẩm quyền những vướng mắc cụ thể về những quy định của pháp luật về giải phóng mặt bằng, phản ánh tình trạng thực tiễn áp dụng những quy định đó, từ đó là việc đưa ra đề xuất phương án xử lý phù hợp để giải quyết tình trạng này.
Mẫu đơn kiến nghị về việc giải phóng mặt bằng được lập ra để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về việc giải phóng mặt bằng các vấn đề phát sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng.
2. Mẫu đơn kiến nghị giải phóng mặt bằng chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
.., ngày…. tháng…. Năm …
ĐƠN KIẾN NGHỊ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
(V/v: Kiến nghị quy định về giải phóng mặt bằng theo …)
Kính gửi: – Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã) …(1)
–Căn cứ
–Căn cứ….;
–Căn cứ thực tiễn áp dụng.
Tên tôi là: … Sinh ngày … Tháng … năm …
Giấy CMND/thẻ CCCD số: … Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP): …
Địa chỉ thường trú: …
Chỗ ở hiện nay: …
Điện thoại liên hệ: …
(Nếu là tổ chức thì trình bày như sau:
Công ty: …
Địa chỉ trụ sở chính: …
Giấy CNĐKDN số: … Do Sở Kế hoạch và đầu tư … cấp ngày…./…
Số điện thoại: … Số Fax: …
Người đại diện theo pháp luật: …
Giấy CMND/thẻ CCCD số: … Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP): …
Chức vụ: …
Địa chỉ thường trú: …
Chỗ ở hiện nay: …
Điện thoại liên hệ: …
Căn cứ đại diện: …)
Là: …(2)
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau: …(3)
Tóm lại, việc áp dụng các quy định về giải phóng mặt bằng của … tại địa bàn … theo quy định tại … không đạt được hiệu quả như mong đợi. Kể từ khi văn bản … có hiệu lực, việc giải phóng mặt bằng gặp phải rất nhiều khó khăn, điển hình là … (4)(
Do đó, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét lại tình trạng trên và có biện pháp khắc phục hợp lý, tiến hành:
1./ ….
2./ …(5)
Kính mong Quý cơ quan xem xét và đáp ứng đề nghị trên của tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Kèm theo đơn này, tôi xin gửi tới Quý cơ quan những văn bản, tài liệu, chứng cứ sau: … (6) chứng minh cho tính đúng đắn của những thông tin mà mình đã nêu ra trên đây.
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn kiến nghị giải phóng mặt bằng chi tiết nhất:
(1)Hoặc chủ thể khác có thẩm quyền như Ủy ban nhân dân xã(phường, thị trấn), Ban chỉ đạp giải phóng mặt bằng, Sở Tài nguyên và môi trường,… tùy thuộc vào thời điểm bạn phản ánh, tình trạng vi phạm, hành vi vi phạm cụ thể
(2) Tư cách của bạn trong việc làm đơn, ví dụ: là thành viên tổ dân phố số …, xã (phường, thị trấn) …, huyện (quận, thị xã) …, tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) …
(3)Bạn trình bày hoàn cảnh, lý do dẫn đến việc bạn làm đơn này, theo đó, bạn trình bày thực trạng áp dụng các quy định về giải phóng mặt bằng của khu vực, tình trạng vi phạm các quy định này cũng như khó khăn gặp phải do sự mâu thuẫn của quy định về giải phóng mặt bằng này đối với những văn bản đã và đang được áp dụng tại khu vực,…
(4)Bạn có thể liệt kê các tác hại của việc này
(5)Đưa ra đề nghị, phương án giải quyết của bạn, nếu có, như có các phương án xử lý chủ thể vi phạm để hạn chế vi phạm tiếp diễn, sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn chi tiết việc áp dụng các quy định tồn tại nhiều cách hiểu/ xung đột với các quy định khác,…
(6)Bạn đưa ra số lượng, tình trạng văn bản mà bạn gửi kèm
4. Một số quy định về giải phóng mặt bằng:
4.1.Thẩm quyền thu hồi đất:
Theo Điều 66 Luật Đất đai năm 2013, UBND cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau:
UBND cấp tỉnh:
-Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
-Trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
UBND cấp huyện:
-Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
-Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả 02 nhóm đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện.
4.2.Thủ tục thu hồi giải phóng mặt bằng:
Theo Điều 69 Luật Đất đai năm 2013, trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được thực hiện như sau:
Bước 1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm
– UBND cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành
+Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi;
+Họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi;
+Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
+Niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
-UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
-Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Lưu ý: Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
+Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc.
+Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định.
Bước 2. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
-Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
+Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện UBND cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.
+Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
+Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền.
-Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.
Bước 3. Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường
– BND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày.
– ổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm:
+Phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
+Gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi.
-Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt.
Lưu ý: Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất thì:
-UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.
-Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định.
Bước 4. Quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.
Kết luận: Trên đây là toàn bộ thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, trong đó:
1.Người có đất có quyền được thông tin về quyết định thu hồi và quyền đóng góp ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
2.Người sử dụng đất có đất bị thu hồi phải giao đất cho tổ chức giải phóng mặt bằng, nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành.