Nhân phẩm và danh dự là hai phạm trù đạo đức học khác nhau nhưng lại có quan hệ quy định lẫn nhau cho xã hội. Đơn khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm sẽ là căn cứ để cơ quan, chủ thể có thẩm quyền xem xét và giải quyết nội dung khởi kiện.
Mục lục bài viết
1. Đơn khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm là gì?
Đơn khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm là mẫu đơn do cá nhân hoặc nhóm cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết (thường là Tòa án có thẩm quyền theo pháp luật tố tụng) xem xét giải quyết tranh chấp phát sinh từ hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của chủ thể khác bởi hành vi này là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể nhất định theo quy định của pháp luật.
Đơn khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm là văn bản pháp lý được người bị xâm phạm danh dự nhân phẩm soạn thảo với mục đích gửi lên Tòa án để kiện người khác vì hành vi xâm phạm danh dự nhân phẩm ghi chép lại những thông tin về cá nhân hoặc nhóm cá nhân, tổ chức khiếu nại, sự kiện liên quan tới tranh chấp phát sinh từ hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị cho là hành vi vi phạm pháp luật, những cam kết của cá nhân hoặc cá nhân, tổ chức,…
2. Mẫu đơn khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Địa danh, ngày…. tháng….. năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN XÚC PHẠM DANH DỰ NHÂN PHẨM
(Về việc ….. hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm……..)
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN (huyện, thị xã)…. – THÀNH PHỐ………
(Hoặc chủ thể khác có thẩm quyền)
Tên tôi là:… Sinh năm:…
Chứng minh nhân dân số:…do CA… cấp ngày…/…./…….
Địa chỉ thường trú:…
Nơi cư trú hiện tại:…
Số điện thoại liên hệ:…
Kính trình bày với Quý Tòa sự việc sau:
(Phần này bạn trình bày sự kiện liên quan tới tranh chấp phát sinh từ hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị cho là hành vi vi phạm pháp luật, cách giải quyết tranh chấp của các bên trước đó, nếu có, ví dụ:
Ngày…/…./…., tôi và
Ông/Bà… Sinh năm:…
Chứng minh nhân dân số:… do CA… cấp ngày…/…./…….
Địa chỉ thường trú:…
Nơi cư trú hiện tại:……
Số điện thoại liên hệ:…
Có phát sinh mâu thuẫn trong việc thực hiện….. Tuy nhiên, do được… khuyên giải đúng lúc nên giữa chúng tôi không phát sinh xô xát/…
Ngày…/…./….. do thấy tôi………………… (lý do dẫn tới hành vi xúc phạm của người bị khởi kiện) trong khi…. nên Ông/Bà… không hài lòng với
Để chấm dứt mâu thuẫn, tránh xảy ra xô xát/… tôi có gặp mặt Ông/Bà……… để hòa giải/….
Với Ông/Bà… Sinh năm:…
Chứng minh nhân dân số:…do CA… cấp ngày…/…./…….
Địa chỉ thường trú:…
Nơi cư trú hiện tại:…
Số điện thoại liên hệ:…
Là người trung gian hòa giải.
Tuy nhiên, Ông/Bà… đã có thái độ………. và không chấp nhận…….., kết thúc tranh chấp trên với tôi
Ngày…/…./…., tôi lại phát hiện Ông/bà…… đã đưa ra những thông tin sai sự thật/…. về, cụ thể là… và tiến hành tuyên truyền/… với những đồng nghiệp tại… của tôi. Những thông tin này gây……. (thiệt hại về danh dự, tài sản,… nếu có)
Ngày…/…./……, tôi có yêu cầu Ông/Bà…… (ví dụ, chấm dứt hành vi và bồi thường thiệt hại/….). Tuy nhiên, Ông/Bà…………… chỉ chấm dứt hành vi…………. vào ngày…/…/…. mà không thực hiện yêu cầu bồi thường thiệt hại/… Hơn nữa, ngày…/…./…… Ông/bà có thông tin cho tôi rằng sẽ không bồi thường thiệt hại theo tôi yêu cầu bởi……………..
Nhận thất những lý do mà Ông/Bà………… đưa ra trên là rất bất hợp lý/…)
Căn cứ Điều 189
“Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Tôi nhận thấy, bản thân mình có quyền khởi kiện tranh chấp về…………… giữa tôi và Ông/Bà………… tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.
Và theo các quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
…
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
…”
Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
…”
Cùng điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
…”
Tôi làm đơn này kính đề nghị Quý Tòa xem xét sự việc trên của tôi và tiến hành giải quyết tranh chấp trên giữa tôi và Ông/Bà……….. theo đúng quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên là trung thực, đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác trên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn! Kèm theo đơn này, tôi xin gửi kèm những văn bản, tài liệu sau:…….. (nếu có).
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm:
Phần kính gửi của đơn khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền( Tòa án nhân dân).
Phần nội dung của đơn khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm thì người làm đơn cần cung cấp những thông tin cơ bản về cá nhân, hoặc nhóm cá nhân, tổ chức. Trình bày sự kiện liên quan tới tranh chấp phát sinh từ hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm bị cho là hành vi vi phạm pháp luật, cách giải quyết tranh chấp của các bên trước đó và những cam kết của cá nhân hoặc nhóm cá nhân, tổ chức về những thông tin được công cấp.
Cuối đơn khởi kiện xúc phạm danh dự nhân phẩm thì người làm đơn sẽ ký, ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Quy định về tội xúc phạm danh dự nhân phẩm:
Tội làm nhục người khác
Được quy định tại Điều 155,
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mặt khách quan của tội làm nhục người khác: Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua các hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác dưới các hình thức sau đây:
+ Thể hiện bằng lời nói: bao gồm sỉ nhục, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu, lăng mạ, lột quần áo giữa đám đông… nhằm vào nhân cách danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước người khác.
+ Thể hiện bằng việc làm: gồm có những hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu rếu. Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.
+ Tất cả những hành vi, thủ đoạn trên chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tọi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện. Đặc trưng của hành vi nêu trên thường là diễn ra trực tiếp, công khai và trước nhiều người.
+ Người bị hại phải là người bị xâm phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự nhưng thế nào là nhân phẩm, danh dự bị xâm phạm nghiêm trọng là một vấn đề khá phức tạp. Bởi vì cùng bị xâm phạm như nhau nhưng có người bị thấy nhục hoặc rất nhục nhưng có người lại thấy bình thường.
Khách thể của tội làm nhục người khác: Hành vi của tội phạm làm nhục người khác nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Mặt chủ quan của tội làm nhục người khác: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.
Chủ thể của tội làm nhục người khác: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Người từ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm về hành vi này do không thuộc trường hợp quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 về các hành vi mà người ở độ tuổi này phải chịu trách nhiệm.