Do lỗi cố ý hoặc vô ý của các chủ thể có thể dẫn đến những thiệt hại không đáng có, từ đó đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại. Trong đó, vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dễ phát sinh nhiều khó khăn, vì vậy mà các chủ thể thường khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại.
Mục lục bài viết
1. Các vấn đề pháp lý về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
– Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
– Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
– Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
– Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Thiệt hại ngoài hợp đồng bao gồm: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
2. Đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì?
Đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là văn bản do cá nhân, tổ chức gửi đến Tòa án có thẩm quyền với mục đích yêu cầu tòa án thụ lý giải quyết về bồi thường thiệt hại.
Đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại ngoài đồng nhằm bày tỏ nguyện vọng của người dân trong việc mong muốn Tòa án thụ lý và giải quyết tranh chấp, là căn cứ để Tòa án phân loại án và sắp xếp hồ sơ, phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
3. Mẫu đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……(1), ngày….. tháng …… năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
(V/v bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng)
Kính gửi: Tòa án nhân dân (2)……
Người khởi kiện: (3)………..
Địa chỉ: (4) ……………..
Số điện thoại: …………(nếu có); số fax: …….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………… (nếu có)
Người bị kiện: (5)……….
Địa chỉ (6) ……………..
Số điện thoại: ……………(nếu có); số fax: ………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …….. (nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)……
Địa chỉ: (8)……….
Số điện thoại: ………(nếu có); số fax: ………(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử : ………(nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)…..
Địa chỉ: (10) ………
Số điện thoại: ………(nếu có); số fax: ………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ..…………. (nếu có)
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)………
Người làm chứng (nếu có) (12)…
Địa chỉ: (13) ………………..
Số điện thoại: …………(nếu có); số fax: ……….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………… (nếu có).
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)….
1………
2………..
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) ………..
Người khởi kiện (16)
4. Hướng dẫn đơn khởi kiện bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
(1) Ghi địa Điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).
(2) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Tòa án đó.
(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.
(4) Ghi nơi cư trú tại thời Điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).
(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại Điểm (3).
(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại Điểm (4).
(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết. Phần này người viết đơn trình bày hành vi dẫn đến thiệt hại, xác định thiệt hại sơ bộ, thỏa thuận mà hai bên đã xác lập được (nếu có)
(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao
(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Tòa án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).
(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc Điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên Điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc Điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của