Mẫu đơn khiếu nại hành vi xử phạt vi phạm hành chính trái luật được xem là biểu mẫu khiếu nại được dùng khi xét thấy có hành vi vi phạm trong việc thi hành pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn khiếu nại xử phạt vi phạm hành chính trái luật:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN KHIẾU NẠI
(V/v hành vi xử phạt hành chính trái luật)
Kính gửi: …
Họ và tên người khiếu nại: …
Sinh năm: …
Căn cước công dân số : …
Ngày cấp: …
Nơi cấp: …
Địa chỉ thường trú: …
Điện thoại liên hệ: …
Họ và tên người bị khiếu nại: …
Chức vụ: …
Địa chỉ làm việc: …
I. ĐỐI TƯỢNG KHIẾU NẠI:
Khiếu nại quyết định: …
II. GIẢI TRÌNH KHIẾU NẠI:
Tóm tắt nội dung vụ việc: …
Căn cứ pháp lý chứng minh quyết định hành chính có sự vi phạm: …
Những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm: …
Chứng minh sự thiệt hại: …
Quá trình khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại: …
III. YÊU CẦU KHIẾU NẠI:
Căn cứ vào những gì tôi đã trình bày ở trên, bằng văn bản này tôi kính đề nghị … xem xét giải quyết những vấn đề sau: …
Tôi xin cam đoan những những nội dung trên là đúng sự thật. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình đưa thông tin sai.
Tài liệu chứng cứ kèm theo: … | Người khiếu nại (ký và ghi rõ họ tên) |
2. Nội dung chính của mẫu đơn khiếu nại xử phạt vi phạm hành chính trái luật:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về hoạt động khiếu nại xử phạt vi phạm hành chính, trong đó có hoạt động khiếu nại xử phạt vi phạm hành chính trái luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Luật khiếu nại năm 2021 có quy định và giải thích về một số từ ngữ có liên quan đến hoạt động khiếu nại xử phạt vi phạm hành chính. Tức, khiếu nại là khái niệm để chỉ hoạt động của công dân và các cơ quan tổ chức trong xã hội. Theo đó thì công dân hoặc cơ quan tổ chức hoặc các cán bộ công chức theo quy định của pháp luật thực hiện thủ tục khiếu nại trên thực tế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tức là đề nghị các cơ quan tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính hoặc xem xét lại hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, của những đối tượng được xác định là người có thẩm quyền công tác và làm việc trong các cơ quan đơn vị hành chính nhà nước, hoặc xem xét lại quyết định kỷ luật của cán bộ công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó trái quy định của pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của mình. Vì vậy vấn đề khiếu nại xử phạt vi phạm hành chính là quyền của công dân được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi nhận thấy quyền lợi đó bị xâm phạm.
Quyết định hành chính được xem là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc những đối tượng được xác định là người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành theo quy định của pháp luật để quyết định về một hoặc một số vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc đối với một số đối tượng nhất định.
Bên cạnh đó, hành vi hành chính là khái niệm để chỉ hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của những đối tượng được xác định là người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Theo đó thì có thể nói, việc khiếu nại xử phạt vi phạm hành chính là việc người có quyền khiếu nại bao gồm công dân và các cơ quan tổ chức hoặc cán bộ công chức theo quy định của pháp luật đề nghị cơ quan tổ chức và cá nhân xem xét lại
– Ngày tháng năm tiến hành hoạt động khiếu nại xử phạt vi phạm hành chính trái luật tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Tên và địa chỉ của người khiếu nại xử phạt vi phạm hành chính trái luật;
– Tên và địa chỉ của cơ quan tổ chức hoặc cá nhân bị khiếu nại xử phạt vi phạm hành chính trái luật;
– Nội dung khiếu nại xử phạt vi phạm hành chính trái luật;
– Lý do khiếu nại xử phạt vi phạm hành chính trái luật;
– Các tài liệu và chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại, các tài liệu chứng minh quyền lợi của mình bị xâm phạm trực tiếp bởi hành vi và quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó.
3. Quy định về hình thức khiếu nại xử phạt vi phạm hành chính trái luật:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật khiếu nại năm 2021 có quy định về hình thức khiếu nại nói chung và khiếu nại xử phạt vi phạm hành chính nói riêng, cụ thể như sau:
– Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại thì trong đơn khiếu nại phải bao gồm đầy đủ các nội dung theo như phân tích nêu trên;
– Trong trường hợp khiếu nại trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì người khiếu nại cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, người tiếp nhận khiếu nại sẽ có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại theo quy định của pháp luật hoặc người tiếp nhận sẽ tiến hành hoạt động ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản của người dân và yêu cầu người làm đơn khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản;
– Trong trường hợp có nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì ra được thực hiện như sau: Nếu trong trường hợp dù người cùng khiếu nại trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ quan có thẩm quyền xét tổ chức tiếp dân và hướng dẫn người khiếu nại cử ra người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, người tiếp nhận khiếu nại sẽ ghi lại vụ việc bằng văn bản trong đó phải đảm bảo các nội dung theo như phân tích nêu trên. Việc tiếp nhận có khiếu nại sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Còn nếu trong trường hợp nhiều người chiều lại bằng đơn thì trong đơn phải ghi đầy đủ các nội dung theo như phân tích nêu trên và có đầy đủ chữ ký của những người khiếu nại theo quy định của pháp luật và sẽ phải cùng thỏa thuận để cầu ra người đại diện để trình bày tại cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại;
– Trong trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại đó, phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện hoạt động khiếu nại theo quy định của pháp luật;
– Thời hiệu khiếu nại theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 90 ngày được tính kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính và hành vi hành chính của chủ thể có thẩm quyền. Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu nêu trên bị ốm đau hoặc thiên tai hỏa hoạn, vì lý do đi công tác hoặc học tập ở nơi xa hoặc đi những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó sẽ không được tính vào thời hiệu khiếu nại.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Khiếu nại năm 2021.