Xây dựng trái phép là hành vi bị cấm. Hiện nay có rất nhiều tình huống xây dựng trái phép ở Việt Nam gây ảnh hưởng tới trật tự quản lý xây dựng, chính sách đất đai nhà ở. Cá nhân, tổ chức có quyền nộp đơn khiếu nại khi phát hiện thấy có hành vị xây dựng trái phép.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn khiếu nại xây dựng trái phép là gì?
- 2 2. Mẫu đơn khiếu nại xây dựng trái phép mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn khiếu nại xây dựng trái phép chi tiết nhất:
- 4 4. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng trái pháp luật:
- 5 5. Một số quy định của pháp luật về khiếu nại:
1. Đơn khiếu nại xây dựng trái phép là gì?
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về khái niệm “xây dựng trái phép”. Tuy nhiên, dựa trên quy định tại Điều 12 Luật xây dựng 2014 có thể hiểu, xây dựng trái phép là hành vi của tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động xây dựng trai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
“Xây dựng trái phép” khác với “xây dựng không phép”. Xây dựng không phép là việc cá nhân, tổ chức thực hiện xây dựng khi không được cấp giấy phép từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Theo khoản 1, Điều 2,
Như vậy, hiểu một cách đơn giản, đơn khiếu nại xây dụng trái phép được soạn thảo bởi cá nhân, tổ chức gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khiếu nại về hành vi xây dựng trái phép của cá nhân, tổ chức khác
Khiếu nại là một quyền quan trọng của công dân. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của Hiến pháp, pháp luật. Người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại.
Đơn khiếu nại xây dựng trái phép được soạn thảo nhằm mục đích thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi xây dung trái phép. Nội dung đơn nêu rõ thông tin người khiếu nại, nội dung sự việc, lý do viết đơn,…
2. Mẫu đơn khiếu nại xây dựng trái phép mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
……., ngày…tháng…năm…
ĐƠN KHIẾU NẠI
(V/v xây dựng trái phép trên địa bàn…..)
Kính gửi: UBND quận/huyện/thị xã/ thành phố………:
UBND xã/phường/thị trấn………;
Căn cứ theo quy định tại
Căn cứ theo quy định tại
Căn cứ …
Tôi là:…Sinh ngày :…
CMND số: … Ngày cấp:……Nơi cấp:…
Địa chỉ hiện tại:…………
Nội dung khiếu nại: (Trình bày chi tiết về sự việc)
(Ví dụ : Gia đình tôi có thửa đất tại địa chỉ ……… đã được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày…. tháng ….. năm….. tờ số……… tại thửa ………… diện tích là ……. . Gia đình tôi đã sử dụng thửa đất từ năm ……… đến nay. Trước phần đất nhà tôi là phần diện tích đất dùng để làm đường đi cho các hộ phía trong. Đường đi này hình thành đã lâu và không ai có tranh chấp gì. Nhưng trong thời gian gần đây, hộ gia đình ông bà ……… đã lấn chiếm, xây dựng trái phép trên phần đất đó. Cụ thể:……..Việc xây dựng này đã khiến cho phần đường đi bị hẹp lại và làm cho việc đi lại của chúng tôi trở nên rất khó khăn, bất tiện.)
Căn cứ vào Điều 174, 175, 246
Kính mong các Quý cơ quan nhanh chóng tiến hành thẩm tra, xác minh và xử lý vi phạm theo quy định pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các hộ dân chúng tôi.
Tôi xin cam đoan nội dung khiếu nại là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung nêu trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn khiếu nại xây dựng trái phép chi tiết nhất:
Phần Kính gửi: Ghi thông tin UBND quận/huyện/thị xã/ thành phố; UBND xã/phường/thị trấn …nơi gửi đơn khiếu nại
Tôi là: Ghi rõ họ tên của người làm đơn khiếu nại bằng chữ in hoa có dấu
Sinh ngày : Xác định theo ngày, tháng, năm được ghi trong CMND và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số, 04 chữ số cho năm sinh
CMND số: Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có)
Địa chỉ hiện tại: Ghi theo địa chỉ nơi ở hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Nội dung khiếu nại: (Trình bày chi tiết về sự việc)
Lời cam đoan
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
4. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng trái pháp luật:
Khoản 4 Điều 15
“4. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp (trừ trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 7 Điều này) đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản này;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng”.
Như vậy, tùy vào từng mức độ nghiêm trọng của hành vi xây dựng trái phép mà những hình phạt các chủ thể này phải gánh chịu là khác nhau. Bên cạnh hình phạt tiền, chủ thể xây dựng trái phép còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như: Tháo dỡ công trình, bồi thường thiệt hại, khôi phục tình trạng ban đầu…Cá nhân, tổ chức khi tiến hành xây dựng một công trình phải xem xét cẩn thận không chỉ những vấn đề về kiến trúc, thi công mà con phải chú ý thực hiện các thủ tục xin cấp phép xây dựng và đảm bảo thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký trong giấy phép để tránh những rủi ro không đáng có.
5. Một số quy định của pháp luật về khiếu nại:
5.1 Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại:
Căn cứ pháp lý: Điều 12
Quyền của người khiếu nại:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 12 Luật Khiếu nại 2011, người khiếu nại có các quyền sau đây:
– Tự mình khiếu nại; trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại; trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được uỷ quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác để khiếu nại;
– Nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại;
– Biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết khiếu nại; đưa ra bằng chứng về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về bằng chứng đó;
– Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; biết thông tin, tài liệu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
– Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính;
– Rút khiếu nại trong quá trình giải quyết khiếu nại.
Trước những hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cá nhân, tổ chức có quyền gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; Quyền yêu cầu rút khiếu nại được quy định trên cơ sở của nguyên tắc hòa giải giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại. Việc rút khiếu nại phải được lập biên bản trong đó nêu rõ lý do của việc rút khiếu nại đó. Mọi công dân cần nắm rõ quyền khiếu nại của bản thân. Khiếu nại không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam.
Nghĩa vụ của người khiếu nại:
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 12 Luật Khiếu nại 2011, người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
– Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
– Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp các thông tin, tài liệu đó;
– Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Mọi đơn khiếu nại mà cá nhân, tổ chức gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ chỉ được tiếp nhận, xử lý khi đảm bảo có căn cứ nhất định và xác minh được tính xác thực của nội dung đơn khiếu nại. Trường hợp người khiếu nại trình bày không trung thực sự việc gây ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người khác sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Hậu quả pháp lý của hành vi khiếu nại không trung thực có thể là trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự…
5.2. Thời hiệu khiếu nại:
– Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính.
– Trong các trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Người gửi đơn khiếu nại cần chú ý đến thời hiệu khiếu nại để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình.
Căn cứ pháp lý:
– Luật xây dựng 2014