Trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp bảo vệ nào, thì cá nhân, tổ chức cũng cần chuẩn bị hồ sơ mà trước hết là đơn từ, nếu như khởi kiện phát sinh dựa trên đơn khởi kiện, thì khiếu nại được giải quyết dựa trên đơn khiếu nại.
Mục lục bài viết
1. Đơn khiếu nại về việc bị thu hồi đất là gì?
Khiếu nại là một trong những quyền của công dân đối với các quyết định, hành vi của cơ quan, chủ thể có thẩm quyền, khiếu nại xét trong lĩnh vực hành chính được giải thích trong Luật khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. (Khoản 1, Điều 2 Luật Khiếu nại)
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. (Khoản 11, Điều 3, Luật Đất đai)
Như vậy khiếu nại về việc bị thu hồi đất là việc công dân, cơ quan, tổ chức, đề nghị cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đơn khiếu nại về việc bị thu hồi đất là văn bản do cá nhân, cơ quan, tổ chức gửi tới cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất để đề nghị chủ thể này xem xét lại quyết định khi có căn cứ cho rằng có sự vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Đơn khiếu nại về việc bị thu hồi đất dùng để làm gì?
Đơn khiếu nại là một trong hai hình thức khiếu nại (khiếu nại bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp).
Đơn khiếu nại về việc bị thu hồi đất được dùng để bày tỏ ý chí của cá nhân, cơ quan, tổ chức; là căn cứ phát sinh nghĩa vụ giải quyết khiếu nại của chủ thể có thẩm quyền; là hình thức biểu hiện để họ bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình.
Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
3. Mẫu đơn khiếu nại về việc bị thu hồi đất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
Hà nội, ngày … tháng … năm …
ĐƠN KHIẾU NẠI VỀ VIỆC BỊ THU HỒI ĐẤT
Kính gửi : Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A.
Tôi là : Nguyễn Thị Y. Sinh năm:…..
Địa chỉ : số nhà …..thôn…..xã…..huyện……tỉnh…
Bằng văn bản này tôi xin khiếu nại Ủy ban nhân dân xã X. Cụ thể như sau:
Ngày ……. tháng…….năm……… gia đình tôi xây căn nhà rộng 350m2 đất tại thôn …xã …huyện…. Diện tích đất tôi xây nhà trước kia là đất trồng rau của Hợp tác xã nông nghiệp xã X nhưng nay đã bị bỏ hoang. Nay gia đình tôi đã xây dựng nhà và ở trên đó. Ủy ban nhân dân xã hay các cơ quan thanh tra không hề có ý kiến gì. Sau một thời gian, xã X mới thành lập đoàn thanh tra theo
Tuy nhiên, theo như tôi được biết quy định tại khoản 2 Điều 44
Vì vậy tôi làm đơn này kính xin UBND tỉnh A xem xét lại quyết định thu hồi đất của đoàn thanh tra xã X, để có thể trả lại cho gia đình tôi diên tích đất bị thu hồi nêu trên.
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm xem xét và giải quyết của Quý cơ quan.
Trân trọng!
Người khiếu nại.
Nguyễn Thị Y
4. Hướng dẫn chi tiết mẫu đơn khiếu nại về việc bị thu hồi đất:
Trên đây là mẫu đơn khiếu nại về việc bị thu hồi đất đã được Luật Dương Gia trình bày cụ thể về nội dung, lý do khiếu nại, tùy thuộc vào tình hình thực tế, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể viết lí do phù hợp hơn, quan trọng là phải đầy đủ, rõ ràng và đúng sự thật.
Ở phần kính gửi: người làm đơn cần chú ý là khiếu nại lần đầu hay khiếu nại lần 2 để xác định đúng chủ thể.
Các nội dung khác cần chú ý: ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn; các thông tin cá nhân của người làm đơn (tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, ngày sinh); cuối đơn, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
Các giấy tờ kèm theo: Quyết định bồi thường đất (nếu có); Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Chứng minh nhân dân/căn cước công dân, sổ hộ khẩu.
5. Các vấn đề pháp lý về thu hồi đất:
Thu hồi đất là việc tước đi quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức, cơ quan, hộ gia đình, do đó, việc thu hồi đất chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định và phải đặc biệt quan trọng. Theo quy định tại 16
Trường hợp 1: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;
– Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
– Xây dựng căn cứ quân sự;
– Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh;
– Xây dựng ga, cảng quân sự;
– Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh;
– Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
– Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
– Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
– Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
– Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý.
Trường hợp 2: phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;
-Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất.
– Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất
Trường hợp 3: Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
– Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
– Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
– Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
– Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
– Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
– Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
– Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
Trường hợp 4: Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
– Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
– Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
– Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;
– Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;
– Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.
Thẩm quyền thu hồi đất được trao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013