Hiện nay, khi phát hiện có các hành vi gây ô nhiễm môi trường thì các tổ chức, cá nhân có thể làm đơn khiếu nại, tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường. Vậy, Mẫu đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường và hướng dẫn soạn thảo chi tiết có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường là gì?
– Mẫu đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường là mẫu đơn được lập ra để ghi chép về việc khiếu nại ô nhiễm môi trường. Mẫu nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung khiếu nại…
– Khi cá nhân/ tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản suất, kinh doanh, cá nhân phát hiện có thể làm đơn tố cáo hành vi vi phạm quy định về môi trường đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý để cơ quan chức năng kịp thời có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa những hậu quả xảy ra.
Mẫu đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường được sử dụng khi có các hành vi bị coi là gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, mạch nước ngầm, đất đai của khu vực xung quanh,… Tổ chức, cá nhân bị xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại
2. Mẫu đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——- ***——-
(1)., ngày … tháng … năm……
ĐƠN TỐ CÁO ( HOẶC KHIẾU NẠI)
(V/v: Hành vi gây ô nhiễm môi trường)
Kính gửi: ỦY BAN NHÂN DÂN ……(2)
Người tố cáo/ khiếu nại:………(3)
Sinh năm : ……(4)
CMND số : ……. Ngày cấp: …… Nơi cấp: …..(5)
Địa chỉ thường trú : ……(6)
Điện thoại liên hệ : ……(7)
Người bị tố cáo/khiếu nại :…….(8)
Sinh năm (nếu có) : …(9)
CMND (nếu có) số : ……. Ngày cấp: …… Nơi cấp: …..(10)
Địa chỉ làm việc/ cư trú/ trụ sở : ……(11)
Điện thoại liên hệ : …(12).
NỘI DUNG TỐ CÁO/ KHIẾU NẠI:
Tóm tắt vụ việc:…….(13)
Hành vi ô nhiễm xảy ra ở đâu,
Bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm từ khi nào,
Loại ô nhiễm gì gì (ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, …..),
Hành vi này do cá nhân/ tổ chức nào thực hiện,
Kéo dài trong bao lâu,……….
Những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm: (ví dụ làm xáo trộn cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra bệnh tật cho mình và người thân, không sử dụng được nguồn nước, không canh tác được trên đất của chính mình do bị ảnh hưởng từ việc ô nhiễm,….)…
Quá trình tố cáo và việc giải quyết tố cáo: Ghi rõ đã gửi đơn đến cơ quan nào; đã được những cơ quan nào giải quyết và kết quả giải quyết;….
Căn cứ pháp lý liên quan đến hành vi gây ô nhiễm môi trường: có thể dựa vào một số căn cứ sau để chứng minh hành vi gây ô nhiễm là vi phạm pháp luật:
Điều 6 Luật Bảo vệ Môi trường 2020
Kết quả giám định của các cơ quan tổ chức về mức độ ô nhiễm;
Khảo sát của người dân khu vực ô nhiễm; Các quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường,…..
YÊU CẦU CỦA NGƯỜI TỐ CÁO/ KHIẾU NẠI:….(14)
Tôi xin cam đoan những những nội dung trên là đúng sự thật. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình đưa thông tin sai.
Tài liệu gửi kèm theo đơn: (15)
Bao gồm các quyết định, văn bản trả lời của cơ quan, ảnh, sơ đồ… có giá trị chứng minh cho nội dung tố cáo; phải ghi theo thứ tự thời gian, trung thực, rõ ràng chính xác.
1…….
2…………
3……..
Người tố cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền ngày, tháng, năm làm đơn
(2): Điền tên UBND nơi tiếp nhận đơn
(3): Điền tên người tố cáo/khiếu nại
(4): Điền năm sinh của người khiếu nại/tố cáo
(5): Điền số CMND/CCCD của người khiếu nại/ tố cáo
(6): Điền địa chỉ thường trú của người khiếu nại/ tố cáo
(7): Điền số điện thoại liên hệ của người khiếu nại/ tố cáo
(8): Điền tên người bị khiếu nại/ tố cáo
(9): Điền năm sinh của người bị khiếu nại/tố cáo
(10): Điền số CMND/CCCD của người bị khiếu nại/ tố cáo
(11): Điền địa chỉ làm việc/ cư trú/ trụ sở của người bị khiếu nại/ tố cáo
(12): Điền số điện thoại liên hệ của người bị khiếu nại/ tố cáo
(13): Điền tóm tắt nội dung vụ việc
(14): Điền yêu cầu của người khiếu nại/ tố cáo
(15): Điền tài liệu kèm theo
4. Thủ tục nộp đơn khiếu nại ô nhiễm môi trường và những quy định của pháp luật:
Theo Điều 6 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường như sau:
– Vận chuyển, chôn, lấp, đồ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
– Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
– Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
– Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
– Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Che giẩu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian đối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
– Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
– Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
– Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
Thủ tục, quy trình tiếp nhận xử lý đơn
– Thời hiệu khởi kiện về môi trường được tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện được thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trường của tổ chức, cá nhân khác.
– Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền nhận được đơn khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp cần thiết, thanh tra bảo vệ môi trường các cấp, UBND cấp huyện có trách nhiệm giúp đỡ, phối hợp với UBND cấp xã kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường
Những lưu ý khi soạn thảo đơn khiếu nại ô nhiễm môi trường:
Thông tin người khiếu nại và người bị khiếu nại
Người làm đơn khiếu nại ô nhiễm môi trường phải trình bày các nội dung sau:
– Họ và tên người khiếu nại;
– Năm sinh;
– Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;
– Địa chỉ đăng ký thường trú;
– Địa chỉ liên hệ;
– Số điện thoại liên lạc.
Nếu có các thông tin về người gây ra hành vi ô nhiễm môi trường, cần đưa ra các nội dung sau về người bị khiếu nại:
– Họ và tên cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường;
– Địa chỉ làm việc, cư trú, trụ sở (nếu có)
– Số điện thoại liên lạc.….
Đối tượng bị khiếu nại: Thể hiện rõ khiếu nại về hành vi gây ô nhiễm môi trường của ai thực hiện, xảy ra ở đâu, trong khoảng thời gian nào.
Giải trình khiếu nại
Đây là nội dung quan trọng nhất của đơn khiếu nại, người làm phải giải trình vụ việc bằng cách tóm tắt sự việc ô nhiễm môi trường và phải đầy đủ các tình tiết để cơ quan có thẩm quyền dễ dàng giải quyết.
Tóm tắt nội dung vụ việc: ghi ngắn gọn, rõ ràng, trung thực diễn biến nội dung vụ việc khiếu nại. Với nội dung này, phải cho cơ quan có thẩm quyền biết được các thông tin như:
– Hành vi ô nhiễm xảy ra ở đâu,
– Bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm từ khi nào
– Loại ô nhiễm gì gì (ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, …..),
– Hành vi này do cá nhân/ tổ chức nào thực hiện,
– Kéo dài trong bao lâu,……..
Những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm và chứng minh thiệt hại: việc ô nhiễm môi trường (như đã nêu ở trên) đã xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp nào của mình (ví dụ làm xáo trộn cuộc sống, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra bệnh tật cho mình và người thân, không sử dụng được nguồn nước, không canh tác được trên đất của chính mình do bị ảnh hưởng từ việc ô nhiễm,….)
– Quá trình khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại (nếu đây không phải là khiếu nại lần đầu): Ghi rõ đã gửi đơn đến cơ quan nào; đã được những cơ quan nào giải quyết và kết quả giải quyết;
Yêu cầu khiếu nại
Người làm đơn cần đưa ra yêu cầu khiếu nại của mình. Những yêu cầu này phải xuất phát từ nội dung như:
– Đề nghị thẩm tra, xác minh, giám định mức độ ô nhiễm;
– Buộc cá nhân/ tổ chức gây ra ô nhiễm dừng ngay hành vi của mình;
– Đòi bồi thường và mức độ bồi thường do việc ô nhiễm đã gây ra, …..
Phần cuối đơn
– Cuối cùng là phần cam đoan những nội dung trình bày trong đơn là đúng sự thật và người làm đơn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về nội dung vừa nêu.
– Người khiếu nại phải ký tên, ghi rõ họ tên (không được sao chụp chữ ký).
Các tài liệu kèm theo
Cần có các tài liệu cụ thể kèm theo để chứng minh cho hành vi gây ô nhiễm môi trường đã gây ra thiệt hại như thế nào, vi phạm pháp luật ra sao:
– Văn bản kết luận về mức độ ô nhiễm môi trường do cơ quan có thẩm quyền thực hiện;
– Các văn bản lấy ý kiến của người dân trong khu vực ô nhiễm;
– Biên bản ghi lại các cuộc họp giải quyết ô nhiễm của các bên;
– Hình ảnh, video chụp, quay lại hành vi gây ô nhiễm;
– Tài kiêu chứng minh thiệt hại do ô nhiễm môi trường,…..