Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện Mẫu đơn khiếu nại Tòa chậm thụ lý, giải quyết hồ sơ ly hôn theo quy định hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn khiếu nại Tòa chậm thụ lý, giải quyết hồ sơ ly hôn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi: CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN (QUẬN, THỊ XÃ)………
Tôi là: Nguyễn Văn A Sinh năm: ….
CCCD số: ……. do …….cấp ngày…….
Địa chỉ thường trú: …
Nơi nhận tống đạt giấy tờ của Toà: …..
Điện thoại: …..
Là người có Đơn khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết hồ sơ ly hôn.
Xin trình bày với ngài Chánh án vấn đề như sau:
Tôi là người có Đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết hồ sơ tại TAND …..
Ngày ….., tôi có làm Đơn khởi kiện và gửi kèm hồ sơ tới Quý Toà, đã có đơn tiếp nhận hồ sơ số….
Tuy nhiên, từ đó đến nay ngày ….., tôi vẫn không nhận được phản hồi của Quý Tòa. Kể từ thời điểm nộp đơn khởi kiện ngày đến nay đã quá lâu, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy dịnh tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 191
“…2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, thì Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán để xem xét đơn khởi kiện.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, thì Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu để sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo như thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu trường hợp vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.”
Vì vậy, chúng tôi làm đơn này yêu cầu ngài Chánh Án TAND …. giải quyết cho chúng tôi những yêu cầu sau:
– Yêu cầu ngài Chánh án TAND ….. chỉ đạo, đôn đốc thẩm phán phụ trách vụ án xem xét và sớm thúc đẩy thụ lý giải quyết vụ việc của tôi.
– Yêu cầu ngài Chánh án TAND ….. có hình thức giải quyết việc chậm trễ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Đương sự trong vụ việc.
– Yêu cầu ngài Chánh án TAND ….. có văn bản trả lời đơn khiếu nại này của tôi theo đúng quy định và thời hạn của pháp luật.
Tôi xin cam đoan về nội dung khiếu nại trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về nội dung đã khiếu nại. Mong quý cơ quan sớm xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự.
Xin chân thành cảm ơn quý cơ quan!
Danh mục đính kèm: – Đơn khởi kiện ngày …/…/….
| ….., ngày … tháng …. năm ….. Người làm đơn (Ký tên và ghi rõ họ tên) |
2. Thời gian thụ lý đơn khiếu nại theo quy định hiện nay:
Căn cứ theo quy định tại Điều 27
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này, thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu sẽ phải có trách nhiệm thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
3. Thời gian giải quyết đơn khiếu nại tối đa là bao lâu?
3.1.Thời gian giải quyết đơn khiếu nại lần đầu:
Theo quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 sửa đổi bổ sung 2021 quy định về thời gian giải quyết khiêu nại như sau:
Thời hạn để giải quyết khiếu nại lần đầu là không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn để giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn để giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Cũng theo quy định tại Điều 32 Luật Khiếu nại 2011 sửa đổi bổ sung 2021 về việc gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu cụ thể:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định để giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu sẽ phải có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 36 Luật Khiếu nại 2011 sửa đổi bổ sung 2021 về thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai như sau:
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày đã nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này, người giải quyết khiếu nại lần hai sẽ phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
– Đối với vụ việc khiếu nại có tính chất phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại.
3.2. Thời gian giải quyết đơn khiếu nại lần hai:
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Khiếu nại 2011 sửa đổi bổ sung 2021 quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai như sau:
Thời hạn để giải quyết khiếu nại lần hai không được quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo sẽ được dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn để thực hiện giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không được quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 41 Luật Khiếu nại 2011 quy định gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại như sau:
– Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, thì người giải quyết khiếu nại lần hai sẽ phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.
– Người giải quyết khiếu nại lần hai sẽ có quyền được lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai sau đây:
+ Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác;
+ Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã thực hiện giải quyết khiếu nại;
+ Tực hiện thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
– Luật Khiếu nại 2011 sửa đổi bổ sung 2021.