Quyết định kỷ luật là một văn bản được ban hành từ người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi có đối tượng vi phạm kỷ luật để áp dụng các hình thức xử phạt đối với cán bộ, công chức, các cá nhân dưới sự quản lý của mình theo quy định của pháp luật. Dưới đây là bài viết về khiếu nại quyết định kỷ luật!
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn khiếu nại quyết định kỷ luật là gì?
- 2 2. Đơn khiếu nại quyết định kỷ luật:
- 3 3. Hướng dẫn soạn đơn khiếu nại quyết định kỷ luật:
- 4 4. Thủ tục giải quyết khiếu nại kỷ luật cán bộ, công chức:
- 4.1 4.1. Khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:
- 4.2 4.2. Thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:
- 4.3 4.3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:
- 4.4 4.4. Xác minh nội dung khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:
- 4.5 4.5. Tổ chức đối thoại khi giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:
- 4.6 4.6. Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:
1. Mẫu đơn khiếu nại quyết định kỷ luật là gì?
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Theo Khoản 2
Mẫu đơn khiếu nại quyết định kỷ luật lao động là mẫu đơn được lập ra để khiếu nại về việc kỷ luật lao động
2. Đơn khiếu nại quyết định kỷ luật:
Tên mẫu đơn: Đơn khiếu nai quyết định kỷ luật
Nội dung cơ bản của đơn khiếu nại quyết định kỷ luật
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——–
……. ngày…..tháng……năm……
ĐƠN KHIẾU NẠI
(V/v: Quyết định kỷ luật lao động)
Căn cứ vào
Căn cứ vào
Căn cứ vào Nghị đinh 41/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Căn cứ vào nội quy kỉ luật của Công ty.
Kính gửi: Ông………
– Tổng giám đốc Công ty ………
Tôi tên là:……..
Chức vụ: ……..
Sinh năm:……..
Địa chỉ:………….
Hôm nay, tôi viết đơn này để khiếu nại về quyết định kỷ luật lao động sa thải tôi ngày …/…/…. với lí do tổng hợp sai về tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng tòa cao ốc AAA gây ra khó khăn trong việc tiến hành đầu tư, xây dựng dự án.
Dựa vào:
– Điều 125 Bộ luật lao động năm 2015
– Điều 7 Nghị định 41/NĐ-CP
– Nội dung quy định kỷ luật của công ty
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên tôi xin đề nghị Tổng giám đốc Công ty……. xem xét lại về quyết định kỉ luật của tôi ở mức cao nhất là sa thải và thay đổi hình thức kỷ luật ở mức thấp hơn đó là khiển trách, giảm mức chi phí bồi thường thiệt hại cho dự án, cho phép tôi tiếp tục thực hiện dự án để khôi phục lại những tổn thất đã gây ra.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi họ tên)
3. Hướng dẫn soạn đơn khiếu nại quyết định kỷ luật:
– Tên mẫu đơn: Đơn khiếu nại quyết định kỷ luật
– Thông tin người làm đơn: Họ tên, Chức vụ, Sinh năm, Địa chỉ
– Trình bày nội dung đơn
– Ký xác nhận
4. Thủ tục giải quyết khiếu nại kỷ luật cán bộ, công chức:
4.1. Khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:
Khiếu nại quyết định kỷ luật là việc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Về thời hiệu khiếu nại quy định tại Điều 48 Luật Khiếu nại như sau:
Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định kỷ luật.
Thời hiệu khiếu nại lần hai là 10 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc thì thời hiệu khiếu nại lần hai là 30 ngày, kể từ ngày cán bộ, công chức nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và có chữ ký của người khiếu nại. Đơn khiếu nại lần đầu phải được gửi đến người đã ra quyết định kỷ luật. Đơn khiếu nại lần hai được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
(Quy định tại Điều 48
4.2. Thời hạn thụ lý và giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền giải quyết mà không thuộc một trong các trường hợp không được thụ lý giải quyết quy định tại Điều 11 của Luật khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết.
Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
4.3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỷ luật do mình ban hành. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp còn khiếu nại lần hai.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật mà Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
4.4. Xác minh nội dung khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm sau đây:
Trực tiếp hoặc phân công người có trách nhiệm kiểm tra lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại, xem xét nội dung khiếu nại. Nếu xét thấy nội dung khiếu nại đã rõ thì yêu cầu Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xem xét để đề nghị người có thẩm quyền giải quyết.
– Trường hợp nội dung khiếu nại chưa được xác định rõ thì tự mình hoặc giao người có trách nhiệm xác minh, kết luận nội dung khiếu nại.
Việc xác minh nội dung khiếu nại phải lập thành văn bản, báo cáo người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Sau khi có kết quả xác minh nội dung khiếu nại thì yêu cầu Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xem xét để đề nghị người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
4.5. Tổ chức đối thoại khi giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại. Thành phần tham gia đối thoại bao gồm: người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người khiếu nại, người có trách nhiệm xác minh, những người khác có liên quan. Kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.
Khi đối thoại, người giải quyết khiếu nại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình.
Việc đối thoại phải được lập thành biên bản; biên bản phải ghi rõ ý kiến của những người tham gia, kết quả đối thoại, có chữ ký của người tham gia; trường hợp người tham gia đối thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do; biên bản này được lưu vào hồ sơ giải quyết khiếu nại.
( Theo Điều 53. Tổ chức đối thoại
4.6. Ban hành, gửi, công khai quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức:
Căn cứ quy định của pháp luật, kết quả xác minh nội dung khiếu nại, kết quả đối thoại (nếu có), người giải quyết khiếu nại ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải được gửi cho người khiếu nại và cơ quan, tổ chức hữu quan. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải được gửi cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ban hành.
Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật bao gồm:
– Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai.
– Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành.
Khi quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức có hiệu lực pháp luật thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức làm việc có trách nhiệm công bố công khai quyết định giải quyết đến toàn thể cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị; áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đó; bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.