Trên thực tế, công dân có quyền khiếu nại những quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn khiếu nại quyết định của chi cục thế là gì?
Mẫu đơn khiếu nại quyết định của chi cục thuế là văn bản được cá nhân, tổ chức, cơ quan sử dụng gửi đến Chi cục thuế để khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức .. tại chi cục thuế
Mẫu đơn khiếu nại quyết định của chi cục thuế do cá nhân, tổ chức, cơ quan sử dụng để đề nghị lần 1 Chi cục thuế xem xét lại quyết định hành chính/hành vi hành chính của chính chi cục thuế hoặc của các cá nhân làm việc trong chi cục thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Mẫu đơn khiếu nại quyết định của chi cục thuế:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
(1)……, ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN KHIẾU NẠI
(V/v: Chi cục thuế/ Ông/Bà,… có hành vi/đã ra quyết định………… trái pháp luật) (2)
– Căn cứ
– Căn cứ …..
Kính gửi: – Chi cục thuế…(3)
(Tên cơ quan ra quyết định/quản lý chủ thể có hành vi, ra quyết định trái pháp luật)
Họ và tên:……. Sinh năm:………(4)
Chứng minh nhân dân số:…… do CA……… cấp ngày…./…./…….(5)
Địa chỉ thường trú:………(6)
Hiện đang cư trú tại:………(7)
Số điện thoại liên hệ:……(8)
Mã số thuế (nếu có):……(9)
Là:……… (ví dụ: chủ thể nộp lệ phí môn bài cho Công ty………….. Mã số thuế:………….. tại Chi cục thuế…….. vào ngày…/…/…..)
Tôi xin trình bày sự việc như sau:…( 10)
(Trình bày về sự kiện dẫn đến việc viết đơn khiếu nại)
Căn cứ điểm…. Khoản….. Điều……. Luật/Nghị định/…… quy định:
“…” (trình bày căn cứ pháp luật chứng minh hành vi/quyết định mà bạn đã nêu trên của chủ thể là trái với quy định pháp luật)
Tôi nhận thấy, hành vi/quyết định của…………… là sai với quy định trên. Do đó, tôi làm đơn này để đề nghị Quý cơ quan xem xét và giải quyết……………. (chủ thể có hành vi vi phạm/quyết định) do hành vi/quyết định đã vi phạm quy định tại điểm…. Khoản…. Điều….. Luật/Nghị định/……
Vậy, tôi kính đề nghị Quý cơ quan xem xét các yêu cầu sau của tôi:
-…. (trình bày những yêu cầu của bản thân) (11)
Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên là đúng sự thật và sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu thông tin này có sai sót.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền ngày, tháng, năm làm đơn
(2): Điền việc khiếu nại
(3): Điền tên cơ quan ra quyết định/quản lý chủ thể có hành vi, ra quyết định trái pháp luật
(4): Điền họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người làm đơn
(5): Điền số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân của người làm đơn
(6): Điền địa chỉ thường trú của người làm đơn
(7): Điền nơi cư trú hiện tại của người làm đơn
(8): Điền số điện thoại liên hệ của người làm đơn
(9): Điền mã số thuế ( nếu có)
(10): Trình bày nội dung khiếu nại( như ví dụ)
(11): Điền những yêu cầu của người làm đơn
4. Thủ tục giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật:
– Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
– Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.
Thụ lý giải quyết khiếu nại
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết;
Khiếu nại lần đầu:
Thời hạn:
– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
– Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
– Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.
– Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có các nội dung sau đây:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định;
+ Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;
+ Nội dung khiếu nại;
+ Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
+ Kết quả đối thoại (nếu có);
+ Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
+ Kết luận nội dung khiếu nại;
+ Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
+ Việc bồi thường thiệt hại cho người bị khiếu nại (nếu có);
+ Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
– Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận nội dung khiếu nại và căn cứ vào kết luận đó để ra quyết định giải quyết khiếu nại cho từng người hoặc ra quyết định giải quyết khiếu nại kèm theo danh sách những người khiếu nại.
Hồ sơ giải quyết khiếu nại
– Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm:
+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
+ Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
+ Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);
+ Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
+ Quyết định giải quyết khiếu nại;
+ Các tài liệu khác có liên quan.
– Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khiếu nại khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết khi có yêu cầu.
* Khiếu nại lần hai:
Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
– Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại.
Thời hạn
– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
– Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại
– Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến.
– Người giải quyết khiếu nại lần hai lựa chọn một hoặc một số hình thức công khai sau đây:
+ Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nại công tác;
+ Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết khiếu nại
+ Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
– Chính phủ quy định chi tiết việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
– Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành mà người khiếu nại không khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
– Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, kể từ ngày ban hành; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
– Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
– Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có hiệu lực thi hành ngay.
Người có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
– Người giải quyết khiếu nại.
– Người khiếu nại.
– Người bị khiếu nại.
– Người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.