Trong đơn khiếu nại có chữ ký của người khiếu nại hoặc khiếu nại đặc danh không có chữ ký. Vậy khiếu nại đặc danh không có chữ ký được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn khiếu nại nặc danh không có chữ ký là gì?
Mẫu đơn khiếu nại nặc danh không có chữ ký là mẫu đơn nêu thông tin người bị khiếu nại kèm theo nội dung khiếu
Mẫu đơn khiếu nại nặc danh không có chữ ký là mẫu đơn được lập ra để khiếu nại về việc nặc danh không có chữ ký
2. Đơn khiếu nại nặc danh không có chữ ký:
Tên mẫu đơn: Đơn khiếu nại nặc danh không có chữ ký
Nội dung cơ bản trong đơn khiếu nại nặc danh không có chữ ký gồm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
………………ngày…tháng…năm …
ĐƠN KHIẾU NẠI
(V/v xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật)
Căn cứ theo quy định tại
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
Căn cứ …
Kính gửi: Công an xã/phường/thị trấn…………………………..
Cá nhân/ tổ chức bị khiếu nại: (Thông tin chi tiết về tên, địa chỉ)……………..
Giải trình nội dung khiếu nại (Trình bày về sự việc khiếu nạn, căn cứ pháp lý và yêu cầu giải quyết)
(Ví dụ : Tôi xin trình bày một việc như sau:
Anh Nguyễn Văn A đang điều khiển xe máy đi từ …………….. về nhà tại địa chỉ ………………………………….. Khi đến đoạn ngã ba .……….. tại xã ……, huyện …….., tỉnh ……… thì hai đồng chí công an kiểm soát trật tự mặc áo xanh đã yêu cầu anh A dừng xe lại, và yêu cầu kiểm tra giấy tờ. Khi có hiệu lệnh dừng xe, anh A đã chấp hành hiệu lệnh, dừng xe. Hai cán bộ công an kiểm soát trật tự đưa xe của A về trụ sở cơ quan có thẩm quyền mà không lập biên bản về hành vi vi phạm của A.
Khi A điều khiển xe máy trên quãng đường ………………………., A không đội mũ bảo hiểm. Hành vi không đội mũ bảo hiểm theo Điểm i và Điểm k Khoản 4, Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định: Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ có mức phạt tiền là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Do không xác định được tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong hành vi vi phạm của tôi nên mức phạt áp dụng sẽ là mức trung bình chung của khung hình phạt là 150.000 đồng.
Theo Khoản 1, Điều 56,
Căn cứ vào quy định tại Điểm i và Điểm k Khoản 4, Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; Khoản 1, Điều 56, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và sự
việc nêu trên, tôi xin khiếu nại đối với hành vi hai cán bộ công an kiểm soát trật tự đưa xe của A về trụ sở cơ quan có thẩm quyền mà không lập biên bản về hành vi vi phạm của A.
Tôi kính mong Quý cơ quan nhanh chóng tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc và xử lý hành vi vi phạm của hai cán bộ công an kiểm soát trật tự nêu trên theo đúng quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi của A.
Tôi xin cam đoan nội dung khiếu nại là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung nêu trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn đơn khiếu nại nặc danh không có chữ ký:
– Tên mẫu đơn: Đơn khiếu nại nặc danh không có cữ ký
– Cá nhân/ tổ chức bị khiếu nại: (Thông tin chi tiết về tên, địa chỉ)……………..
– Giải trình nội dung khiếu nại
– Lời cam đoan
– Ký xác nhận
4. Quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại:
Căn cứ theo Luật khiếu nại 2011 quy định về các khiếu nại không được thụ lý giải quyết như sau:
Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý giải quyết:
1. Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;
2. Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
3. Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
4. Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
5. Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
6. Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
7. Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
8. Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
9. Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.
Theo đó, với trường hợp nặc danh không có chữ ký thuộc vào khoản 5 Điều 11 về điều cấm của pháp luật nên sẽ không được giải quyết.
5. Một số quy định pháp luật khác liên quan:
Căn cứ vào Luật khiếu nại năm 2011 quy định về khiếu nại như sau:
5.1. Hình thức khiếu nại:
1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
3. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc tiếp nhiều người cùng khiếu nại thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này;
b) Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại;
c) Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
5. Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật này.
5.2. Trình tự khiếu nại:
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
2. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trên đây là toàn bộ bài viết tham khảo về mẫu đơn khiếu nại nặc danh và một số quy định pháp luật về khiếu nại!