Đơn khiếu nại là căn cứ pháp lý để cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc trả lương cho cá nhân (người lao động) theo đúng quy định của pháp luật. Vậy đơn khiếu nại không trả lương là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn khiếu nại không trả lương là gì?
Đơn khiếu nại không trả lương là mẫu đơn do cá nhân ( người lao động) gửi cho Cơ quan, chủ thể, bộ phận có thẩm quyền được áp dụng trong trường hợp người khiếu nại muốn đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại việc không trả lương cho người khiếu nại, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Trong đơn khiếu nại không trả tiền lương phải nêu được những thông tin của cá nhân( người lao động). nguyên nhân, lý do dẫn đến viết đơn, nội dung đề nghị của cá nhân đối với Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền.
Đơn khiếu nại không trả lương là văn bản ghi chép lại những thông tin của cá nhân( người lao động). nguyên nhân, lý do dẫn đến viết đơn, nội dung đề nghị của cá nhân đối với Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền. Hơn thế nữa đơn khiếu nại là căn cứ pháp lý để cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc trả lương cho cá nhân ( người lao động) theo đúng quy định của pháp luật.
2. Mẫu đơn khiếu nại không trả lương:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
Địa danh, ngày…tháng…năm …..
ĐƠN KHIẾU NẠI
(V/v không trả lương)
– Căn cứ theo quy định tại
– Căn cứ theo quy định tại
– Căn cứ…
Kính gửi: (Ghi rõ tên chủ thể /bộ phận có thẩm quyền: trưởng Phòng Kế toán/ Phòng Tài chính)
Tôi là:…Sinh ngày :……
CMND số: … Ngày cấp:…. Nơi cấp:…
Địa chỉ làm việc : …
Chức vụ : …
Nội dung khiếu nại: (Trình bày chi tiết về sự việc công ty chậm trả lương: thời gian chậm trả, số tiền lương, những sự việc có liên quan…)
(Ví dụ : Tôi làm việc tại bộ phận…………của Công ty…… từ thời điểm….đến nay. Trong thời gian……, tôi đã làm việc tổng cộng là….ngày. Tuy nhiên, công ty đã không trả lương cho tôi. Công ty không đưa ra bất kỳ thông báo hoặc lý do nào cho sự chậm trễ này. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của tôi và gia đình.)
Điều 94
” Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”
Theo đó, hành vi không trả lương của công ty đã vi phạm quy định này. Vậy, căn cứ vào Điều 96 Bộ luật Lao động năm 2012, Điều 17 luật Khiếu nại năm 2011 và thực tế nêu trên, nay tôi làm đơn này khiếu nại về hành vi không trả lương của công ty … tại địa chỉ … trong thời gian…
Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho tôi.
Tôi xin cam đoan nội dung khiếu nại là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung nêu trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn khiếu nại không trả lương:
phần kính gửi đơn khiếu nại không trả lương thì người làm đơn phải ghi rõ tên của cơ quan, tổ chức, chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý những nội dung đề nghị.
Phần nội dung của đơn khiếu nại không trả lương: yêu cầu người làm đơn cung cấp đầy đủ, chính xác và chi tiết nhất những thông tin của cá nhân( người lao động). nguyên nhân, lý do dẫn đến viết đơn, nội dung đề nghị của cá nhân đối với Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền. Người làm đơn cùng cần cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật nếu sai sẽ tự chịu trách nhiệm.
Cuối đơn khiếu nại không trả tiền lương thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Quy định về tiền lương:
Tiền lương là sự trả công được biểu hiện bằng tiền của người sử dụng lao động cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận, tiền lương được trả cho người lao động bao gồm mức lương theo công việc hoặc mức lương theo chức danh, phụ cấp và những khoản bổ sung khác.
4.1. Tiền lương có những chức năng sau đây:
+ Chức năng thước đo giá trị sức lao động: Tiền lương biểu thị giá cả sức lao động có nghĩa là nó là thước đo để xác định mức tiền công các loại lao động, là căn cứ để thuê mướn lao động, là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm.
+ Chức năng tái sản xuất sức lao động: Thu nhập của người lao động dưới hình thức tiền lương được sử dụng một phần đáng kể vào việc tái sản xuất giản đơn sức lao động mà họ đã bỏ ra trong quá trình lao động nhằm mục đích duy trì năng lực làm việc lâu dài; có hiệu quả cho quá trình sau. Tiền lương của người lao động là nguồn sống chủ yếu không chỉ của người lao động mà còn phải đảm bảo cuộc sống của các thành viên trong gia đình họ. Như vậy, tiền lương cần phải bảo đảm cho nhu cầu tái sản xuất mở rộng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng sức lao động.
+ Chức năng kích thích: Trả lương một cách hợp lý và khoa học sẽ là đòn bẩy quan trọng hữu ích nhằm kích thích người lao động làm việc một cách hiệu quả .
+ Chức năng tích lũy: Tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo duy trì được cuộc sống hàng ngày trong thời gian làm việc và còn dự phòng cho cuộc sống lâu dài khi họ hết khả năng lao động hay gặp rủi ro.
4.2. Hội đồng tiền lương quốc gia:
+ Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động.
+ Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương và chuyên gia độc lập.
+ Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia.
4.3. Nguyên tắc trả lương:
+ Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
+ Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
4.4. Trả lương:
+ Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
+ Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
+ Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
4.5. Hình thức trả lương:
– Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
– Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
4.6. Kỳ hạn trả lương:
+ Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
+ Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
+Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
+ Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.