Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước,... khi có căn cứ. Khi bạn muốn khiếu nại bệnh việt thì cần viết khiếu nại bệnh viện như thế nào?
Mục lục bài viết
Mẫu đơn khiếu nại bệnh viện và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất"}" data-sheets-userformat="{"2":4284,"5":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"6":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"7":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"8":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"10":2,"15":"arial, sans, sans-serif"}">1. Mẫu đơn khiếu nại bệnh viện là gì?
Mẫu đơn khiếu nại bệnh viện là mẫu đơn được lập ra để khiếu nại những vấn đề vi phạm của bệnh viện bao gồm những hành vi, hoạt dộng vi phạm của bệnh viện và các y các sĩ. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung khiếu nại…
Mẫu đơn khiếu nại bệnh viện này còn có các hướng dẫn cụ thể giúp các công dân, cá nhân… nắm được nội dung của một đơn khiếu nại, trình bày nguyện vọng của mình, các phần của đơn xin khiếu nại bao gồm tên người khiếu nại, đối tượng bị khiếu nại, nội dung tóm tắt vụ việc khiếu nại, quyền, lợi ích hợp pháp đi kèm, các thủ tục, giấy tờ đi kèm trong quá trình làm đơn, giúp mang lại cho các bạn cái nhìn bao quát và cụ thể nhất.
2. Mẫu đơn khiếu nại bệnh viện chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
…., ngày…tháng…năm …
ĐƠN KHIẾU NẠI
(Về: … của Bệnh viện/Ông/Bà …)
– Căn cứ
– Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
– Căn cứ Hành vi/Văn bản…
Kính gửi: – BỆNH VIỆN…(Hoặc:– Ông/Bà: … – Chức vụ: …
Là chủ thể đã ký văn bản/ là chủ thể quản lý người có hành vi bị khiếu nại)
Tên tôi là: … Sinh năm: …
Chứng minh nhân dân số: … do CA … cấp ngày…./…./…
Địa chỉ thường trú: …
Hiện đang cư trú tại: …
Số điện thoại liên hệ: …
Là: … (ví dụ: bệnh nhân của Khoa … trong thời gian từ … đến …)
Tôi xin trình bày sự việc sau: …
(Trình bày về nguyên nhân, lý do dẫn tới việc làm đơn khiếu nại)
Căn cứ điểm … Khoản … Điều … Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009:
“… ”(Trích văn bản, nếu có)
VÍ dụ:
Căn cứ Điều 11 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009:
“Điều 11. Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh
1.Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2.Được cung cấp thông tin về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giải thích chi tiết về các khoản chi trong hóa đơn thanh toán dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.”
Tôi nhận thấy, mình có quyền …(ví dụ: được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án khi có yêu cầu) theo quy định trên. Tuy nhiên, khi tôi có yêu cầu, … (ví dụ: Ông: … -người đứng đầu Bệnh viện…) thực hiện nghĩa vụ … (như: cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án của mình), Ông… đã từ chối thực hiện mà không đưa ra lý do.
Do vậy, tôi làm đơn này để khiếu nại hành vi/văn bản … của … về … tới Quý cơ quan. Tôi đề nghị quý cơ quan xem xét và giải quyết việc này theo quy định của pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
Tôi đề nghị Quý cơ quan:
-… (những nội dung mà người khiếu nại muốn chủ thể giải quyết đơn thực hiện)
Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung trên hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về những nội dung này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn khiếu nại bệnh viện chi tiết nhất:
Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
(2) Họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại:
– Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;
– Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.
(3) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
(4) Tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại.
(5) Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về việc gì (ghi rõ khiếu nại lần đầu hoặc lần hai).
(6) Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại; ghi rõ cơ sở của việc khiếu nại; yêu cầu giải quyết khiếu nại.
4. Một số quy định về khiếu nại:
Theo quyết định 44/2005/QĐ-BYT giải quyết khiếu nại trong y tế:
Bộ Y tế, Sở Y tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong ngành y tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp người đến khiếu nại; tiếp nhận và giải quyết kịp thời các khiếu nại của công dân theo qui định của pháp luật.
Thứ nhất, Trường hợp người khiếu nại đến trực tiếp Bộ Y tế, Sở Y tế hoặc trụ sở tiếp dân của các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế để trình bày và gửi đơn khiếu nại thì thủ trưởng các cơ quan, đơn vị hoặc cán bộ tiếp dân phải thực hiện theo qui định của pháp luật về tiếp công dân.
Thứ hai, Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc cơ quan thanh tra y tế khi nhận được đơn phải vào sổ nhận đơn để theo dõi trước khi phân loại xử lý, giải quyết.
Sổ nhận đơn phải ghi rõ các nội dung như” ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại; đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên.
Thứ ba, Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh hợp pháp (Giấy tờ tùy thân,
Phân loại đơn khiếu nại phải làm rõ các nội dung xác định thẩm quyền giải quyết: đơn thuộc thẩm quyền giải quyết, đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết, đơn thuộc đơn vị cấp dưới.
Những trường hợp khiếu nại sau, không được thụ lý giải quyết: quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại; người khiếu nại không có năng lực hành vi đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; người đại diện không hợp pháp; việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng; việc khiếu nại đã được tòa án thụ lý để giải quyết hoặc có bản án, quyết định của Tòa án. Xác định số lần gửi đơn: đơn khiếu nại lần đầu; đơn khiếu nại lần tiếp theo; Xác định thời hiệu giải quyết: đơn khiếu nại còn thời hiệu giải quyết; đơn khiếu nại đã hết thời hiệu giải quyết; Xác định lĩnh vực khiếu nại: khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước; Khiếu nại về các lĩnh vực thuộc chuyên ngành y tế: về khám, chữa bệnh (bao gồm cả khám chữa bệnh bằng y, dược học cổ truyền), dược, mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, trang thiết bị y tế, y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, vệ sinh an toàn thực phẩm; xác định bộ phận, đơn vị chịu trách nhiệm hoặc tham gia giải quyết đơn theo nội dung khiếu nại.
Xử lý đơn khiếu nại đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và có đủ các điều kiện theo qui định của pháp luật thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhận được đơn khiếu nại phải thụ lý giải quyết; trong trường hợp đơn khiếu nại có chữ ký của nhiều người thì phải hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn riêng để thực hiện việc khiếu nại.
Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không đủ các điều kiện để thụ lý theo qui định của pháp luật thì có văn bản trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không thụ lý.
Đối với đơn vừa có nội dung khiếu nại vừa có nội dung tố cáo thì cơ quan nhận đơn có trách nhiệm xử lý nội dung khiếu nại theo qui định tại Chương IV của bản Qui định này, còn nội dung tố cáo thì xử lý theo qui định của pháp luật về giải quyết tố cáo.
Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn qui định mà chưa giải quyết thì thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp trên yêu cầu cấp dưới giải quyết đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết của cấp dưới và áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại đó.
Trong trường hợp cần áp dụng biện pháp vượt quá thẩm quyền của mình thì kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền để xử lý. Đối với đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết, đơn khiếu nại đã có quyết định về vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng thì cơ quan nhận được đơn không có trách nhiệm thụ lý nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời người khiếu nại. Việc chỉ dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc khiếu nại; trong trường hợp người khiếu nại gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại thì phải trả lại các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại.
Thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền thì cần xác minh để biết nội dung đơn khiếu nại đúng hay sai, trách nhiệm của bên khiếu nại và bên bị khiếu nại trong việc giải quyết khiếu nại như Nội dung xác minh: xác minh nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại. Phương pháp xác minh:
-Xem xét trên hồ sơ do người khiếu nại và người, cơ quan bị khiếu nại cung cấp. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc gặp gỡ, đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ; nếu thấy cần thiết có thể mời đại diện tổ chức chính trị – xã hội tham dự.
Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan, đại diện tổ chức chính trị – xã hội biết thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại; người được thông báo có trách nhiệm đến đúng thời gian, địa điểm, thành phần như trong thông báo.