Khi li hôn trên thực tế có rất nhiều vụ việc tranh chấp tài sản con cái công nợ hay là việc một người muốn li hôn một người không dẫn đến bản án sơ thẩm không thể làm hài lòng hai bên. Trong thời hạn 15 ngày hai bên có quyền kháng cáo bản án nếu xét thấy có đủ tình tiết thì tòa án có thể xem xét đưa ra xét xử.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn kháng cáo vụ án ly hôn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …… năm……
ĐƠN KHÁNG CÁO
Kính gửi:
Người kháng cáo:……
Địa chỉ:………
Số điện thoại:……/Fax:……
Là:…… Kháng cáo:……
Lý do của việc kháng cáo:……………
Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây:
Phần này trình bày các nội dung kháng cáo do không đồng ý với nội dung tại bản án ly hôn sơ thẩm như:
– Quan hệ hôn nhân:…
– Việc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân:…
– Quyền nuôi con:…
– Cấp dưỡng:…
Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:
- …
- …
- …
NGƯỜI KHÁNG CÁO
2. Nộp đơn kháng cáo ly hôn tại đâu?
2.1. Đơn kháng cáo vụ án ly hôn:
Khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo. Đơn kháng cáo ly hôn phải có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
– Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật: Quan hệ hôn nhân, quyền nuôi con, cấp dưỡng, phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân,…
– Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
– Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
2.2. Người có quyền kháng cáo vụ án ly hôn:
Người kháng cáo là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ; số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có), fax của người kháng cáo. Phần cuối đơn kháng cáo, người kháng cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Nếu không tự mình kháng cáo thì người kháng cáo trên có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo; fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có), số điện thoại của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo và văn bản ủy quyền. Phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi tên, địa chỉ; fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có), số điện thoại của đương sự là cơ quan, tổ chức; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức. Phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên và đóng dấu của tổ chức, cơ quan đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là tổ chức, cơ quan, ủy quyền; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của đương sự là tổ chức, cơ quan ủy quyền; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức đó và văn bản ủy quyền. Phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Người đại diện theo pháp luật của đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền; họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền; địa chỉ, họ, tên của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Việc ủy quyền quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 273
Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo kèm tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
2.3. Nơi nộp đơn kháng cáo ly hôn:
Vợ hoặc chồng nộp hồ sơ kháng cáo tại Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm để vợ hoặc chồng kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi trực tiếp cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển xuống cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục theo quy định.
2.4. Giải quyết đơn kháng cáo ly hôn:
Bước 1: Tòa án xét xử sơ thẩm tiến hành xem xét và giải quyết đơn kháng cáo.
Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo, trường hợp đơn kháng cáo quá hạn (quá thời gian quy định) thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng. Trường hợp đơn kháng cáo không đảm bảo quy định của pháp luật, Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo.
Nếu đơn kháng cáo được chấp nhận, Tòa án cấp sơ thẩm ra
Bước 2: Tòa án phúc thẩm thụ lý vụ án để xét giải quyết
Ngay khi nhận được hồ sơ kháng cáo vụ án và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải tiến hành vào sổ thụ lý. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày vào sổ thụ lý vụ án, Tòa ra thông báo bằng văn bản cho các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp việc Tòa án rằng đã thụ lý vụ án. Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm sẽ có trách nhiệm thành lập hội đồng xét xử phúc thẩm tiến hành phân công chọn ra một Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa phúc thẩm đó.
Giai đoạn chuẩn bị xét xử thời gian là 2 tháng, nếu có tình tiết phức tạp có thể gia hạn thêm 1 tháng tổng thời gian chuẩn bị xét xử cao nhất là 3 tháng. Thẩm phán được chánh án phân công có trách nhiệm giải quyết vụ án tiến hành nghiên cứu, thu thập chứng cứ, tài liệu phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Hết thời hạn chuẩn bị xét xử, nếu có căn cứ đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong thời gian 01 tháng tiếp theo, phiên tòa xét xử phúc thẩm phải được mở, trường hợp chậm trễ không quá 2 tháng.
3. Hậu quả của việc kháng cáo vụ án ly hôn:
Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay.
Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết: