Đơn xin giảm nhẹ hình phạt, đơn kháng cáo vụ án hình sự đúng về mặt hình thức, súc tích về mặt nội dung không những có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp người làm đơn trình bày mong muốn của mình mà còn là một căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét những yêu cầu của người làm đơn.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt :
Tải về đơn xin giảm nhẹ hình phạt
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………, ngày ……. tháng …….. năm …….
ĐƠN XIN GIẢM NHẸ HÌNH PHẠT
(Đối với bị can, bị cáo… trong vụ án……..)
Kính gửi: Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện/quận….. công an tỉnh……
Viện kiểm sát nhân dân huyện/quận….. tỉnh…
Tòa án nhân dân huyện/quận……. tỉnh……
Tôi tên là…
Sinh ngày…
Địa chỉ…
CMND số: ……Cấp ngày:……Tại:…
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Tôi là (1)…….. của bị can/bị cáo…….trong vụ án……….hiện đang được …….thụ lý giải quyết.
Nay, tôi làm đơn này đề nghị Quý các cơ quan xem xét các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can/bị cáo……. trước khi đưa ra mức hình phạt. Cụ thể:
1. Về nhân thân: (2)……
2. Về hoàn cảnh gia đình: (3)……
3. Về việc tự giác bồi thường, khắc phục hậu quả: (4)……
Kính thưa Quý các cơ quan. Dựa vào các tình tiết ở trên, tôi kính xin Quý cơ quan xem xét giảm nhẹ cho bị can/bị cáo………một phần hình phạt, để bị can/bị cáo……… sớm trở về với gia đình, cống hiến cho xã hội.
Tôi làm đơn này trong điều kiện sức khỏe tốt, hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn, không bị bất kỳ sự cưỡng ép, đe dọa nào, việc làm đơn này là đúng với ý chí và nguyện vọng của tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung của đơn này và những điều tôi đã cam kết, trình bày tại đơn này.
Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ tên)
Chú thích:
– Mối quan hệ với bị đơn/bị cáo hoặc tư cách tham gia tố tụng trong vụ án hình sự.
– Trình bày nội dung về nhân thân nếu có các tình tiết: nhân thân tốt, phạm tội lần đầu; là người có nhiều thành tích trong công tác; gia đình có công với Cách mạng (bố mẹ, ông bà là người có công với Cách mạng)…
– Trình bày hoàn cảnh gia đình khó khăn (nếu có): là trụ cột cho gia đình; có con nhỏ; vợ chồng/con cái/bố mẹ ốm đau phải chăm sóc…;
– Trình bày vắn tắt việc đã tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả (nếu có).
– Các tài liệu kèm theo: Liệt kê tên các tài liệu gửi kèm để chứng minh các nội dung đề cập trong đơn (Huân huy chương kháng chiến của bản thân/vợ chồng/bố mẹ/ông bà; Giấy chứng nhận gia đình khó khăn; Hồ sơ khám chữa bệnh;Tài liệu về việc tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả – nếu có…)
2. Mẫu đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt:
Tải về đơn kháng cáo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …… năm……
ĐƠN KHÁNG CÁO
Kính gửi: Tòa án nhân dân (1) ……..
Người kháng cáo: (2)
Địa chỉ: (3) …
Số điện thoại:………/Fax:…..
Địa chỉ thư điện tử………..(nếu có)
Là:(4)……
Kháng cáo: (5)….
Lý do của việc kháng cáo:(6)…..
Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây:(7)…..
Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:(8)…..
1. ….
2. …..
3. ……
NGƯỜI KHÁNG CÁO
3. Lưu ý khi soạn mẫu kháng cáo:
(1) Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Y, tỉnh ĐN); nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội). Cần ghi địa chỉ cụ thể của Tòa án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).
(2) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người kháng cáo ủy quyền cho người khác thì ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo, nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì ghi họ tên của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền (ví dụ: Người kháng cáo: Công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện).
(3) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H).
(4) Ghi tư cách tham giá tố tụng của người kháng cáo
(5) Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó
(6) Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo.
(7) Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.
(8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp .
(9) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người kháng cáo đó; nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của