Trường hợp cá nhân đã thực hiện thủ tục đăng ký hiến xác cho khoa học nhưng có thay đổi có thể nộp đơn để hủy đăng ký hiến xác cho khoa học tại chính cơ sở y tế đã đăng ký hiến xác. Đơn hủy đăng ký hiến xác cho khoa học là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn hủy đăng ký hiến xác cho khoa học là gì?
- 2 2. Mẫu đơn hủy đăng ký hiến xác cho khoa học chi tiết nhất hiện nay:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn hủy đăng ký hiến xác cho khoa học chi tiết nhất:
- 4 4. Thủ tục thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và hiến xác:
- 5 5. Mục đích của việc hiến xác cho khoa học:
- 6 6. Một số quy định của pháp luật về hiến xác:
- 6.1 6.1. Điều kiện lấy xác:
- 6.2 6.2. Điều kiện đối với cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến:
- 6.3 6.3. Các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác:
- 6.4 6.4. Chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác:
1. Đơn hủy đăng ký hiến xác cho khoa học là gì?
Theo quy định tại điều 5 của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác thì chỉ những người từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác. Như vậy, nếu không đủ các điều kiện trên, sẽ bị nghiêm cấm hiến, lấy và ghép tạng.
Đơn hủy đăng ký hiến xác cho khoa học là mẫu đơn được soạn thảo bởi cá nhân đã thực hiện đăng ký hiến xác có nguyện vọng hủy đăng ký hiến xác.
Trường hợp muốn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết hoặc hiến xác thì người đã đăng ký hiến gửi đơn đề nghị thay đổi hoặc hủy bỏ đến cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến đã tiếp nhận đơn đăng ký hiến.
2. Mẫu đơn hủy đăng ký hiến xác cho khoa học chi tiết nhất hiện nay:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN HUỶ ĐĂNG KÝ TỰ NGUYỆN HIẾN XÁC
Kính gửi: …..
Tên tôi là: ….
Ngày, tháng, năm sinh: …..
Giới tính: ……
Địa chỉ thường trú: …..
Nghề nghiệp: …..
Nơi công tác (nếu có): ….
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn hủy đăng ký hiến xác cho khoa học chi tiết nhất:
Phần “Kính gửi”: Ghi thông tin của cơ sở y tế nơi bạn nộp đơn đăng ký hiến xác
Tên tôi là: Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa, có dấu
Ngày, tháng, năm sinh: Xác định theo ngày, tháng, năm được ghi trong CMND và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số, 04 chữ số cho năm sinh;
Giới tính: Nếu giới tính Nam thì ghi là Nam, nếu giới tính Nữ thì ghi là Nữ
Địa chỉ thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Nghề nghiệp: Ghi theo Nghề nghiệp đang đảm nhiệm ở thời điểm hiện tại
Nơi công tác (nếu có): Ghi rõ nơi công tác hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Giấy CMND/Hộ chiếu: Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có)
Thẻ đăng ký hiến số: Ghi theo thông tin trên thẻ đăng ký hiến xác được cấp
Trình bày sự việc, lý do rút đơn đăng ký hiến xác cho khoa học
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
4. Thủ tục thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và hiến xác:
Theo quy định tại Điều 13 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác năm 2006 thì thủ tục thay đổi, hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sống được quy định cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ hủy đăng ký hiến xác gồm:
– Đơn hủy đăng ký hiến xác
– Các tài liệu khác (nếu có)
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cá nhân có nguyện vọng hủy đăng ký hiến xác nộp trực tiếp đơn tại cơ sở y tế nơi mình đăng ký hiến xác hoặc gửi qua đường bưu điện
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây:
Tiếp nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác của người đã đăng ký hiến
Cấp lại thẻ hoặc thu hồi thẻ đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác cho người đăng ký hiến nếu người đó đã được cấp thẻ
Trong thời gian hai ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn,
Việc thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác có hiệu lực kể từ khi cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến nhận đơn thay đổi hoặc hủy bỏ đơn đăng ký.
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu đơn thay đổi, huỷ bỏ đơn đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác.
5. Mục đích của việc hiến xác cho khoa học:
Hiến xác cho khoa học là là một hành động tốt đẹp trong việc cống hiến cho nền y học nước nhà. Việc hiến xác được phục vụ vào những mục đích như:
– Ghép những bộ phận của người hiến xác để cứu chữa bệnh nhân
– Thử nghiệm các loại thuốc mới và khám phá tương tác thuốc nguy hiểm
– Nghiên cứu và điều trị chấn thương và bệnh tật
– Phát triển các kỹ thuật phẫu thuật mới
– Kiểm tra thiết bị bảo hộ
6. Một số quy định của pháp luật về hiến xác:
Pháp luật nước ta có những quy định rất chi tiết về hiến xác, cụ thể:
6.1. Điều kiện lấy xác:
Điều 22 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác năm 2006 quy định về điều kiện hiến xác với nội dung như sau:
Chỉ cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến quy định tại Điều 23 của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác mới được tiến hành lấy xác.
Việc lấy xác được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
Người chết có thẻ đăng ký hiến xác
Trường hợp người chết không có thẻ đăng ký hiến xác thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó;
Người chết không xác định được nơi cư trú cuối cùng và có giấy chứng tử do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó chết cấp.
6.2. Điều kiện đối với cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến:
Căn cứ pháp lý : Điều 23 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác năm 2006
Cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến là cơ sở nghiên cứu, đào tạo y học có đủ điều kiện về cơ sở vật chất bảo quản xác, trang thiết bị, nhân sự và có phòng tưởng niệm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trách nhiệm của cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến trong việc lấy bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, lấy xác
Cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến có trách nhiệm sau đây:
Đến nơi có xác để lấy bộ phận cơ thể người hoặc lấy xác;
Phối hợp với gia đình để tổ chức lễ truy điệu;
Khôi phục về mặt thẩm mỹ thi thể sau khi lấy bộ phận cơ thể người hoặc khi không còn nhu cầu sử dụng xác;
Tổ chức mai táng di hài sau khi không còn nhu cầu sử dụng.
Kinh phí tổ chức tang lễ và mai táng di hài do ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
6.3. Các nguyên tắc trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác:
Người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
– Tự nguyện đối với người hiến, người được ghép.
– Vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học.
– Không nhằm mục đích thương mại.
– Giữ bí mật về các thông tin có liên quan đến người hiến, người được ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
(Điều 4 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác năm 2006)
6.4. Chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác:
Chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài đối với người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác được quy định tại Điều 3 Thông tư 104/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người, hiến xác, cụ thể như sau:
– Trường hợp thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác có nhu cầu tổ chức tang lễ và mai táng di hài cho người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở.
– Thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác phải xuất trình với cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến giấy tờ chứng minh là thân nhân của người đã hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác để nhận chế độ tổ chức tang lễ và mai táng di hài theo quy định
– Trường hợp cơ sở y tế, cơ sở tiếp nhận và bảo quản xác của người hiến tổ chức tang lễ và mai táng được thanh toán chi phí theo thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở.
– Nguồn kinh phí thực hiện chế độ do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; nguồn vận động, đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
– Hiến xác là một việc hoàn toàn tự nguyện của cá nhân. Tuy nhiên nếu vì nhưng vì những lý do riêng tư, cá nhân thay đổi quyết định của mình hoàn toàn có quyền rút đơn đăng ký hiến xác.
Căn cứ pháp lý: Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác 2006