Doanh nghiệp được quyền xuất khẩu hàng hóa phù hợp với nội dung đăng kí kinh doanh nội địa của mình mà không cần đăng kí giấy phép kinh doanh xuất khẩu. Một số mặt hàng riêng biệt nằm trong danh sách hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu. Vậy những mặt hàng này là gì, đơn hàng của nó ra sao?
Mục lục bài viết
1. Đơn hàng xuất khẩu thuốc được phép xuất khẩu không cần giấy phép là gì?
Hàng xuất khẩu là hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở một nước, nhưng được bán ra và tiêu dùng ở nước khác. Xuất khẩu hàng hóa còn gọi là xuất khẩu hữu hình để phân biệt với xuất khẩu dịch vụ (xuất khẩu vô hình).
Xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng xét theo 2 phương diện:
Cùng với nhập khẩu, nó là bộ phận cấu thành cán cân thanh toán của một nước (các nước phải xuất khẩu để có ngoại tệ thanh toán cho hàng nhập khẩu của mình)
Nó biểu thị khoản bơm vào vòng chu chuyển của thu nhập quốc dân, góp phần nâng cao sản lượng và thu nhập thực tế.
Các hình thức xuất khẩu phổ biến
– Xuất khẩu trực tiếp
Hai bên mua bán hàng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp với luật lệ của quốc gia cũng như thông lệ mua bán quốc tế. Hình thức xuất khẩu trực tiếp thích hợp đối với gần như mọi loại hình doanh nghiệp, giúp họ chủ động được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Loại hình này cũng là sự lựa chọn của các doanh nghiệp đang muốn khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.
– Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác)
Xuất khẩu gián tiếp hay còn gọi là xuất khẩu ủy thác. Với hình thức này, bên có hàng sẽ ủy thác cho một đơn vị khác gọi là bên nhận ủy thác để tiến hành xuất khẩu trên danh nghĩa của bên nhận ủy thác.
Để thực hiện hình thức này, doanh nghiệp nhận ủy thác cần ký kết
Thông thường, các doanh nghiệp chưa có đủ thông tin cần thiết về thị trường nước ngoài, hay có quy mô kinh doanh còn nhỏ, nguồn lực hạn chế hoặc chịu nhiều rào cản từ phía nhà nước sẽ áp dụng hình thức xuất khẩu này.
– Gia công hàng xuất khẩu
Gia công xuất khẩu là hình thức mà công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất (chủ yếu là máy móc, nguyên vật liệu) từ công ty nước ngoài về để sản xuất hàng hóa dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa làm ra sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài theo chỉ định của công ty đặt hàng.
Hình thức gia công xuất khẩu này đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, được các quốc giá có nguồn lao động dồi dào giá rẻ như Việt Nam áp dụng. Điều này không những tạo điều kiện tiếp cận công nghệ mới mà còn mang lại việc làm cho người lao động. Việt Nam cũng là một trong số những nước gia công hàng xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng như dệt may, da giầy, điện tử…
2. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc được xuất nhập khẩu:
Điều 60
1. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc là dược chất đã có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nguyên liệu làm thuốc là dược chất để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam được nhập khẩu mà không phải thực hiện việc cấp phép nhập khẩu, trừ thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định tại Khoản 4 Điều này.
2. Thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam được cấp phép nhập khẩu và chỉ được nhập khẩu không quá số lượng ghi trong giấy phép nhập khẩu trong trường hợp sau đây:
– Có chứa dược chất chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc hoặc đã có giấy đăng ký lưu hành thuốc nhưng thuốc chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu Điều trị;
– Có chứa dược liệu lần đầu sử dụng làm thuốc tại Việt Nam hoặc đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam nhưng thuốc chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu Điều trị;
– Đáp ứng nhu cầu cấp bách cho quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, nhu cầu Điều trị đặc biệt;
– Thuốc hiếm;
– Thuốc có cùng tên thương mại, thành phần hoạt chất, hàm lượng hoặc nồng độ, dạng bào chế với biệt dược gốc có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, được sản xuất bởi chính nhà sản xuất biệt dược gốc hoặc bởi nhà sản xuất được ủy quyền, có giá thấp hơn so với thuốc biệt dược gốc lưu hành tại Việt Nam theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Phục vụ cho chương trình y tế của Nhà nước;
– Viện trợ, viện trợ nhân đạo;
– Thử thuốc trên lâm sàng, thử tương đương sinh học, đánh giá sinh khả dụng, làm mẫu đăng ký, mẫu kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ;
– Trường hợp khác không vì Mục đích thương mại.
3. Nguyên liệu làm thuốc là dược chất chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam được cấp phép nhập khẩu và chỉ được nhập khẩu không quá số lượng ghi trong giấy phép nhập khẩu trong trường hợp sau đây:
– Để làm mẫu đăng ký, mẫu kiểm nghiệm, nghiên cứu thuốc, tham gia trưng bày tại triển lãm, hội chợ;
– Để sản xuất thuốc xuất khẩu, thuốc phục vụ yêu cầu quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.
4. Thuốc phải kiểm soát đặc biệt phải thực hiện việc cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu và chỉ được xuất khẩu, nhập khẩu không quá số lượng được ghi trong giấy phép.
Tùy từng thời kỳ phát triển kinh tế – xã hội, Chính phủ quy định các loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát nhập khẩu.
5. Thuốc, nguyên liệu làm thuốc được phép xuất khẩu không cần giấy phép của Bộ Y tế, trừ dược liệu thuộc danh Mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát, thuốc phải kiểm soát đặc biệt, nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, dược chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc chất phóng xạ theo danh Mục do Chính phủ ban hành.
6. Bộ Y tế có trách nhiệm công bố thông tin liên quan đến thuốc được cấp phép nhập khẩu theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều này bao gồm nhà nhập khẩu, nhà sản xuất, số lượng, tên thuốc và số giấy phép nhập khẩu; số lượng giấy đăng ký lưu hành thuốc đối với mỗi hoạt chất.
7. Chính phủ quy định chi tiết các nội dung sau đây:
– Tiêu chí, hồ sơ, thủ tục, thời gian cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với thuốc quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và danh Mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất;
– Nhập khẩu dược liệu, tá dược, vỏ nang, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
3. Mẫu đơn hàng xuất khẩu thuốc được phép xuất khẩu không cần giấy phép:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN HÀNG XUẤT KHẨU THUỐC, NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC ĐƯỢC PHÉP XUẤT KHẨU KHÔNG CẦN GIẤY PHÉP CỦA BỘ Y TẾ THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 5 ĐIỀU 60 CỦA LUẬT DƯỢC ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CƠ SỞ CÓ NHU CẦU CẤP GIẤY PHÉP
Kính gửi: Bộ Y tế.
Tên cơ sở xuất khẩu: .……
Địa chỉ: .………
(Tên cơ sở xuất khẩu) kính đề nghị Bộ Y tế xem xét cấp phép xuất khẩu các thuốc/nguyên liệu làm thuốc sau:
STT | Tên thuốc, dạng bào chế, quy cách đóng gói/Tên nguyên liệu làm thuốc xuất khẩu (1) | Hoạt chất (2), hàm lượng/nồng độ (3) | Số giấy đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu | Đơn vị tính | Số lượng | Tên cơ sở sản xuất – Tên nước sản xuất | Tên cơ sở nhập khẩu – Tên nước nhập khẩu |
1 | |||||||
2 |
□ Cơ sở đề nghị Bộ Y tế cấp CPP (hoặc FSC) cho thuốc tại khoản số …. (4)
BỘ Y TẾ
Chấp thuận đơn hàng xuất khẩu gồm…….. trang…….. khoản kèm theo
Hà Nội, ngày ……. tháng ……. năm ……..
BỘ TRƯỞNG
…….., ngày ……. tháng ……. năm ……..
Người đại diện pháp luật/ Người được ủy quyền
(Ghi rõ họ tên, ký, đóng dấu)
4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Đối với dược liệu ghi tên dược liệu và bộ phận dùng. Tên dược liệu gồm tên tiếng Việt kèm tên khoa học. Đối với bán thành phẩm dược liệu ghi thêm dạng bào chế.
(2) Đối với thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền: ghi tên dược liệu, bán thành phẩm dược liệu và bộ phận dùng. Tên dược liệu gồm tên tiếng Việt kèm tên khoa học. Đối với bán thành phẩm dược liệu ghi thêm dạng bào chế.
(3) Đối với nguyên liệu làm thuốc: ghi tiêu chuẩn chất lượng.
(4) Bộ Y tế chi cấp CPP hoặc FSC nếu cơ sở có chọn nội dung này. Cơ sở cần ghi rõ đề nghị cấp CPP hay FSC. Trường hợp theo yêu cầu của nước nhập khẩu, có thể xác nhận thêm các nội dung so với CPP mẫu và FSC mẫu.