Theo quy định người lao động hoàn toàn có quyền đề xuất cải thiện vệ sinh lao động trong trường hợp thấy các giải pháp trước đó không còn phù hợp, khi đó họ cần viết đơn đề xuất và gửi cho bộ phận (chủ thể) có thẩm quyền trong doanh nghiệp để được xử lý.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề xuất cải thiện vệ sinh lao động là gì?
Trước khi đi vào giải thích đơn đề xuất cải thiện vệ sinh lao động là gì, ta cần hiểu “vệ sinh lao động là gì?”; “cải thiện vệ sinh lao động là gì?” và “tại sao phải cải thiện vệ sinh lao động?”.
Thứ nhất, vệ sinh lao động là gì? Dưới góc độ pháp lý,
Thứ hai, cải thiện vệ sinh lao động là gì? Theo nghĩa thông thường, cải thiện có nghĩa là làm một điều gì đó tốt hơn so với trước đây, hiểu theo nghĩa này, cải thiện vệ sinh lao động có thể hiểu là việc đưa ra các giải pháp mới, tốt hơn, hoàn thiện hơn phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình tham gia lao động.
Thứ ba, tại sao phải cải thiện vệ sinh lao động? Theo Bộ luật Lao động 2019, Bộ luật số 45/2019/QH14, người lao động “được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động” đây là quyền của người lao động. Thực tế, theo nhu cầu, sự thay đổi trong cơ cấu nhân sự, công việc khiến cho các biện pháp trước đó không còn phù hợp, thiếu tính thực tế, việc đặt ra vấn đề cải thiện vệ sinh lao động là cái nhìn “thoáng hơn” của nhà làm luật, khi buộc người sử dụng lao động bằng mọi cách phải đảm bảo được tiêu chuẩn về vệ sinh lao động.
Như đã nói ở phần mở đầu, trong mối tương quan giữa người lao động và người sử dụng lao động vẫn có một sự bình đẳng nhất định, do đó, người lao động hoàn toàn có quyền đề xuất cải thiện vệ sinh lao động và người sử dụng lao động có thể xem xét để quyết định. Có thể hiểu đơn đề xuất cải thiện vệ sinh lao động là văn bản do cá nhân (người lao động) gửi tới người sử dụng lao động nhằm đề xuất các biện pháp cải thiện vệ sinh lao động, khi cho rằng mình không còn được bảo đảm về vệ sinh lao động.
Đơn đề xuất cải thiện vệ sinh lao động là nơi bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của người lao động, là căn cứ để người sử dụng lao động xem xét, đánh giá và quyết định có tiếp thu ý kiến đó hay không. Thực tế, người sử dụng lao động chỉ xem đây là căn cứ, tham khảo, họ có thể nghe hoặc không nghe tùy thuộc vào tình hình thực tế của công ty, doanh nghiệp.
2. Mẫu đơn đề xuất cải thiện vệ sinh lao động:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…………., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN VỆ SINH LAO ĐỘNG
– Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Căn cứ
– Căn cứ Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015.
Kính gửi: – Tổng giám đốc Công ty TNHH Cơ khí X
– Trưởng phòng Hành chính- Nhân sự Công ty TNHH Cơ khí X
– Trưởng phòng Kế toán Công ty TNHH Cơ khí X
Tôi tên là: Nguyễn Văn A
Sinh ngày:………
CMND số: ….… Cấp ngày: ………. Nơi cấp:………
HKTT: ………
Chỗ ở hiện tại:…………
Số điện thoại:………
Chức vụ: Nhân viên cơ khí, hàn xì
Tôi làm việc cho Công ty từ ngày 17 tháng tư năm 2015 đến nay đã được gần 4 năm. Tôi được biết số lượng nhân viên trong Công ty có khoảng 40 người. Tuy nhiên Công ty lại chỉ có 2 nhà vệ sinh. Điều này làm cho chúng tôi cảm thấy rất bất tiện bởi số lượng nhân viên quá đông mà nhà vệ sinh lại quá ít. Mỗi lần đi vệ sinh phải đợi ít nhất 10 phút mới tới lượt mình. Ngoài ra, do tần suất sử dụng nhà vệ sinh là quá tải nên 2 nhà vệ sinh của Công ty luôn trong trạng thái bẩn, giấy vệ sinh dùng xong được vứt bừa bãi trong nhà vệ sinh, bốc mùi rất khó chịu. Tôi thấy việc công ty xem xét xây dựng khoảng thêm 2 đến 3 nhà nhà vệ sinh nữa để đảm bảo cho nhân viên sử dụng là cấp thiết. Dựa theo khoản 1 Điều 6 của
“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
a) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
b) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;”
Do vậy, tôi làm đơn này để đề xuất với Công ty cùng các bộ phận trong Công ty xem xét xây dựng thêm 2 đến 3 nhà vệ sinh nữa tại Công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
3. Hướng dẫn mẫu đơn đề xuất cải thiện vệ sinh lao động chi tiết nhất:
Trên đây là mẫu đơn mà Luật Dương Gia đã cung cấp cụ thể, với nội dung đề nghị xem xét xây dựng thêm nhà vệ sinh, áp dụng với công ty TNHH cơ khí. Tùy thuộc vào thực tế khách quan, người làm đơn có thể đề xuất các ý kiến khác nhau, chỉ cần viết đúng sự thật, hợp lý thì sẽ dễ dàng tiếp cận người sử dụng lao động hơn.
Trước khi đi vào nội dung trên, thì người làm đơn phải đảm bảo được các thông tin cá nhân của mình (tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, hộ khẩu thường trú, chức vụ); viết các chủ thể có thẩm quyền giải quyết đơn; cuối đơn, người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Các vấn đề về cải thiện vệ sinh lao động:
Vệ sinh lao động là vấn đề quan trọng nhất để đánh giá chất lượng doanh nghiệp, do dó, việc bảo đảm quyền cho người lao động về vệ sinh lao động là hoàn toàn cần thiệt, trên cơ sở quy định của pháp luật, người sử dụng lao động phải hiện thực hóa các quy định đó. Theo quy định tại Điều 6 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về quyền của người lao động có ký hợp đồng lao động về vệ sinh lao động như sau:
– Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
– Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
– Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ tiếp tục làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
Mặc dù đã được quy định quyền một cách đầy đủ, nhưng trên thực tế, việc đảm bảo các quyền này còn hạn chế do sự chủ quan của người lao động cũng như sự thờ ơ, không quan tâm của người sử dụng lao động.
Tương ứng với quyền của người lao động, tại điều 7, người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
– Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
– Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
– Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;
– Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
– Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
– Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;
– Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, việc quy định quyền và nghĩa vụ đối ứng giữa người lao động và người sử dụng lao động đòi hỏi các bên phải thực hiện các quy định một cách nghiêm ngặt, chặt chẽ nhất với mục tiêu hướng tới là có một môi trường lao động đảm bảo các tiêu chuẩn hoàn thiện về vệ sinh lao động.