Khi tham gia hoạt động giải quyết ly hôn có những sự kiện bất khả kháng xảy ra khiến các đương sự không thể có mặt đầy đủ theo quy định. Để được Tòa án có thẩm quyền xét xử ly hôn vắng mặt thì đương sự sẽ làm đơn đề nghị xét xử ly hôn vắng mặt.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị xét xử ly hôn vắng mặt:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——–
.., ngày……tháng……năm ………
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT XỬ VẮNG MẶT
Kính gửi: TOÀ ÁN NHÂN DÂN …
Tôi là: ………, ngày../ tháng../ năm ……
CMND số:… do Công an …. cấp ngày ………
Hộ khẩu: …
Chỗ ở hiện tại: …
Tôi là … trong vụ án ly hôn mà nguyên đơn là……. bị đơn là … Vụ án đang được TAND ……… thụ lý, giải quyết.
Tôi xin trình bày với Quý tòa một việc như sau:
Tôi đã nhận được giấy triệu tập tham dự phiên tòa xét xử vụ án ly hôn giữa tôi và…… vào ngày…. tháng……..năm. Hiện nay do sức khỏe không tốt (hoặc do công việc bận rộn hoặc…lý do khác) nên tôi không thể trực tiếp tham gia vụ án được.
Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị được vắng mặt trong tất các các buổi làm việc của
………
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý Tòa. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
( ký và ghi rõ họ tên)
2. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị xét xử ly hôn vắng mặt:
Phần Tòa án có thẩm quyền thì người làm đơn ghi rõ Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn:
– Với trường hợp là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương nào. Ví dụ:
– Với trường hợp là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào. Ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình,…
Thông tin người làm đơn:
Trình bày rõ thông tin cơ bản của cả vợ và chồng trong mẫu đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ly hôn, bao gồm các thông tin như sau:
– Thông tin họ và tên người làm đơn xin xét xử ly hôn vắng mặt (viết bằng chữ in hoa, có dấu);
– Thông tin ngày tháng năm sinh của người làm đơn;
– Thông tin dân tộc, nghề nghiệp;
– Thông tin số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu (ghi rõ ngày cấp, nơi cấp);
– Thông tin nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
– Thông tin nơi ở hiện tại,… của người làm đơn xin ly hôn vắng mặt;
– Thông tin vợ/ chồng của người làm đơn xin ly hôn vắng mặt.
Thông tin lý do xin xử ly hôn vắng mặt
Người xin ly hôn vắng mặt trình bày rõ lý do chính đáng xin ly hôn vắng mặt không thể có mặt tại Tòa án như:
– Hiện tại đang sinh sống hoặc làm việc ở nước ngoài không thể về hoặc là khoảng cách địa lý khó khăn đi lại;
– Thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn,
– Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền xác nhận không đủ sức khỏe để có mặt tại Tòa án tiến hành ly hôn;
– Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
– Đang chấp hành hình phạt tù;…
Thông tin con chung
– Nếu vợ chồng chưa có con chung, thì ghi “Không có”.
– Nếu có con chung thì ghi rõ thông tin con cái bao gồm: số lượng con chung, họ và tên con, giới tính, ngày/tháng/năm sinh….và trình bày rõ nguyện vọng của mình đối với con cái. Nếu vợ chồng thỏa thuận được với nhau người trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng thì ghi rõ sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp chưa thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con thì ghi rõ nguyện vọng nuôi con hoặc nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện vật chất, điều kiện về tinh thần và tư cách đạo đức của vợ/chồng để quyết định người trực tiếp nuôi con khi ly hôn.
Thông tin tài sản chung vợ chồng
– Trường hợp không có tài sản chung thì ghi Vợ chồng chúng tôi không có tài sản chung nên không yêu cầu Tòa án giải quyết
– Trường hợp vợ chồng có tài sản chung và đã thỏa thuận được phân chia toàn bộ tài sản chung thì nêu rõ sự thỏa thuận của vợ chồng. Hoặc vợ chồng tự thỏa thuận với nhau và không yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Trường hợp vợ chồng chưa đi tới thống nhất phân chia tài sản chung thì nếu có tài sản chung, phải thống kê chi tiết số tài sản chung của vợ chồng, yêu cầu nguyện vọng trong việc phân chia tài sản đó.
Thông tin về những vấn đề khác
Thông tin nợ chung và các nghĩa vụ tài chính khác trong thời kỳ hôn nhân,…
3. Đơn đề nghị xét xử ly hôn vắng mặt là gì?
Đơn đề nghị xét xử ly hôn vắng mặt là một mẫu đơn hành chính bắt buộc do đương sự liên quan đến vụ việc ly hôn khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra mà đương sự không có mặt trong những lần triệu tập của Tòa án.
Đơn đề nghị xét xử ly hôn vắng mặt là giấy tờ pháp lý ghi nhận đề nghị Tòa xét xử lý hôn vắng mặt khi các đương sự tham gia giải quyết ly hôn về việc không thể có mặt ở phiên Tòa. Đồng thời đơn đề nghị xét xử ly hôn vắng mặt còn là cơ sở để Tòa án xem xét việc xét xử ly hôn nếu có một trong các đương sự vắng mặt ở phiên Tòa.
4. Quy định về xét xử ly hôn vắng mặt:
Theo quy định tại Điều 227,
– Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải
– Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
+ Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
+ Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
+ Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Căn cứ pháp lý: