Với tư cách là chủ thể đặc biệt quan trọng trong thi hành án dân sự, người được thi hành án có quyền viết và nộp đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án là gì?
Trước khi giải thích đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án, tác giải tập trung giải thích các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, thi hành án dân sự là gì?
Như đã được nhắc đến như một khái niệm cơ bản về thi hành án dân sự, có thể hiểu thi hành án dân sự là hoạt động hành chính-tư pháp của Nhà nước, do các cơ quan thi hành án có thẩm quyền tiến hành theo một trình tự, thủ tục luật định, nhằm đảm bảo thi hành án các bản án hoặc các quyết định về dân sự của
Thứ hai, cưỡng chế thi hành án dân sự là gì?
Cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp thi hành án dân sự dùng quyền lực của nhà nước, nhằm buộc người phải thi hành án dân sự thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản án, quyết định của
Thứ ba, chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự là gì?
Theo Khoản 8, Điều 2 Luật Thi hành án dân sự giải thích rằng: “Chi phí cưỡng chế thi hành án là các khoản chi phí do người phải thi hành án chịu để tổ chức cưỡng chế thi hành án, trừ trường hợp pháp luật quy định chi phí cưỡng chế thi hành án do người được thi hành án hoặc do ngân sách nhà nước chi trả.”
Thứ tư, đối tượng được làm đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án?
Chi phí cưỡng chế thi hành án có thể do 3 đối tượng chịu, bao gồm người được thi hành án, người phải thi hành án và ngân sách nhà nước- điều này được quy định cụ thể tại Điều 73 Luật Thi hành án dân sự, về nguyên tắc cả ba sẽ được giảm chi phí cưỡng chế nếu được thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự xem xét, tuy nhiên, đối với chi phí do ngân sách nhà nước chịu sẽ không được miễn giảm, mà đây sẽ là nguồn ngân sách chịu trong trường hợp đương sự được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, ở Điểm g, Điều 7a, Luật thi hành án dân sự quy định về quyền của người phải thi hành án có nêu rõ: “Được xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án; được xét miễn, giảm một phần hoặc toàn bộ chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này;”
Như vậy, chủ thể có quyền làm đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án là người được thi hành án và người phải thi hành án.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án là văn bản do người được thi hành án, người phải thi hành án gửi tới thủ trưởng cơ quan thi hành án với nội dung yêu cầu chủ thể này xem xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế khi đáp ứng đủ điều kiện miễn, giảm của pháp luật.
Đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án là văn bản thể hiện nguyện vọng của đương sự khi gặp phải những khó khăn nhất định về kinh tế hoặc xuất phát từ chính sách của nhà nước, là căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ của chủ thể có thẩm quyền trong việc xem xét, đánh giá thực tế và quyết định việc miễn, giảm. Đây còn là văn bản để người được thi hành án, người phải thi hành án tự chủ động đòi quyền lợi chính đáng của mình cũng như một hình thức để cơ quan thi hành dân sự biết và
Liên quan đến hoạt động miễn, giảm chi phí cưỡng chế, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cần căn cứ vào quy định của pháp luật để đưa ra quyết định, theo đó, tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định 62/2015 đã liệt kê các trường hợp đương sự được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án như sau:
Trường hợp 1: Có thu nhập không đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu để sinh sống bình thường hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn.
Mức thu nhập tối thiểu được xác định theo chuẩn hộ nghèo quy định tại Khoản 2 Điều 22
Đương sự có khó khăn về kinh tế, thuộc điện neo đơn thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, sinh sống hoặc xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi người đó nhận thu nhập.
Trong trường hợp này, đương sự được xét giảm 1/2 chi phí cưỡng chế thi hành án phải nộp
Trường hợp 2: Thuộc diện gia đình chính sách, có công với cách mạng. Đương sự là gia đình chính sách, có công với cách mạng phải có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh.
Trong trường hợp này, đương sự đã thi hành được ít nhất 1/2 chi phí cưỡng chế thì có thể được xét miễn chi phí cưỡng chế thi hành án còn lại.
Trường hợp 3: Thuộc diện neo đơn, tàn tật, ốm đau kéo dài. Đương sự bị tàn tật, ốm đau kéo dài phải có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận.
Trong trường hợp này, đương sự được xét giảm 1/2 chi phí cưỡng chế thi hành án phải nộp.
Một lưu ý quan trọng khi làm đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án là: Đương sự phải làm đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án nêu rõ lý do đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và tài liệu kèm theo của đương sự, cơ quan thi hành án dân sự xem xét, quyết định về việc miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
Tuy nhiên, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền thu hồi hoặc hủy bỏ quyết định miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp phát hiện đối tượng bị cưỡng chế có hành vi tẩu tán, cất giấu tiền, tài sản nhằm trốn tránh việc thi hành án hoặc cung cấp các căn cứ không đúng sự thật để được miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án.
2. Mẫu đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án (Mẫu 24/PTHA):
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(Về việc xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án)
Kính gửi: Phòng Thi hành án …………
Theo Quyết định thi hành án số …… ngày….. tháng ….. năm ……… của … Quyết định cưỡng chế thi hành án số …. ngày …. tháng …. năm …. của ………
Họ và tên người đề nghị …….
địa chỉ: …….
Họ và tên người được thi hành án ….
địa chỉ: ……
Họ và tên người phải thi hành án ……..
địa chỉ: ……..
1. Nội dung đề nghị
…….
2. Lý do đề nghị
…….
3. Các tài liệu kèm theo
…….
…….., ngày…. tháng …. năm …
NGƯỜI LÀM ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ, tên hoặc điểm chỉ)
3. Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án:
Mẫu đơn đề nghị xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự được trình bày theo bố cục sau:
– Trên cùng là quốc hiệu, tiêu ngữ.
– Thứ hai là tên đơn: Đơn đề nghị về việc xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án
– Ở phần kính gửi: Phòng thi hành án nơi đã tiếp nhận yêu cầu thi hành án dân sự của đương sự hoặc tự mình thi hành án theo quy định của pháp luật
– Số, ngày tháng năm ra quyết định được viết theo quyết định thi hành án, quyết định cưỡng chế thi hành án
– Ghi đầy đủ họ tên, địa chỉ người đề nghị, người phải thi hành án, người được thi hành án.
– Nội dung đề nghị là xét miễn, giảm chi phí cưỡng chế, có thể để nghị mức giảm là bao nhiêu
– Lí do đề nghị: được lựa chọn một trong 3 lí do hoặc cả 3 lí do đã được nêu ở mục 2
– Tài liệu kèm theo: là các tài liệu có giá trị chứng minh cho lí do đề nghị
– Cuối đơn, người đề nghị ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn, ký và ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội