Trước khi bị mất việc làm thì khi đăng ký thất nghiệp người lao động phải có xác nhận về việc chưa đăng ký thất nghiệp của Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị xác nhận về việc chưa đăng ký thất nghiệp là gì?
Mẫu đơn đề nghị xác nhận về việc chưa đăng ký thất nghiệp là mẫu đơn đề nghị được lập ra bởi người lao động và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin được đề nghị về việc xác nhận chưa đăng ký thất nghiệp. Mẫu đơn đề nghị xác nhận về việc chưa đăng ký thất nghiệp nêu rõ thông tin người đề nghị xác nhận, số sổ bảo hiểm xã hội…
Mẫu đơn đề nghị xác nhận về việc chưa đăng ký thất nghiệp là mẫu đơn được người lao động sử dụng để đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy xác nhận chưa đăng ký thất nghiệp. Giấy xác nhận về việc chưa đăng ký thất nghiệp chỉ được cấp duy nhất 01 bản xác nhận cho người lao động và người lao động phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn bản xác nhận chưa đăng ký thất nghiệp.
2. Mẫu đơn đề nghị xác nhận về việc chưa đăng ký thất nghiệp:
MẪU SỐ 1a. Ban hành kèm theo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN
(Về việc chưa đăng ký thất nghiệp)
Kính gửi: Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh/thành phố ………(1)……….
(2) Tên tôi là: …………………
Sinh ngày:……………/……………../…………
Số CMND/CCCD……………Ngày cấp…………../…………../…………
Nơi cấp …………………………
Số Sổ bảo hiểm xã hội (nếu xác định được số sổ) …………(3)………
Ngày ……(4)…./……../……….. tôi (mất việc làm hoặc chấm dứt
Tôi chưa đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm………(8)……… và đề nghị quý Trung tâm xác nhận cho tôi là chưa đăng ký thất nghiệp.
Tôi có trách nhiệm bảo quản và nộp bản xác nhận về việc chưa đăng ký thất nghiệp cho Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đến đăng ký thất nghiệp khi đăng ký thất nghiệp.
(9)…………, Ngày ……….tháng………năm…….
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị xác nhận về việc chưa đăng ký thất nghiệp:
(1) Ghi rõ kính gửi Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh/thành phố, nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt
(2) Ghi rõ các thông tin cá nhân của người đề nghị: tên, ngày sinh, CMND…;
(3) Ghi rõ Số Sổ bảo hiểm xã hội (nếu xác định được số sổ);
(4) Ghi rõ ngày tháng năm mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
(5) Ghi rõ là mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
(6) Ghi rõ đơn vị-nơi đã làm việc;
(7) Ghi rõ địa chỉ đơn vị;
(8) Ghi rõ tên Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc
(9) Người đề nghị ghi ngày tháng năm viết đơn, ký và ghi rõ họ tên.
4. Các quy định liên quan:
Căn cứ pháp lý:
4.1. Đăng ký thất nghiệp:
Đăng ký thất nghiệp theo quy định tại Điều 34
a) Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày người lao động bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, nếu người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc để đăng ký thất nghiệp.
Trong trường hợp người lao động có nhu cầu đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm không phải là nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì khi đăng ký thất nghiệp người lao động phải có xác nhận về việc chưa đăng ký thất nghiệp của Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
b) Người lao động đề nghị xác nhận chưa đăng ký thất nghiệp theo mẫu 1a ban hành kèm theo Thông tư này, Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có trách nhiệm xem xét và xác nhận việc chưa đăng ký thất nghiệp cho người lao động theo mẫu số 1b ban hành kèm theo Thông tư này. Trung tâm Giới thiệu việc làm chỉ cấp duy nhất 01 bản xác nhận cho người lao động, người lao động phải có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn bản xác nhận.
Thời hạn 3 tháng nêu trên được tính theo tháng dương lịch và được tính từ ngày người lao động mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đến ngày đó của 3 tháng sau. Nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.
Người lao động khi đến đăng ký thất nghiệp có trách nhiệm kê khai đầy đủ các nội dung trong bản Đăng ký thất nghiệp theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này nộp cho Trung tâm Giới thiệu việc làm. Riêng đối với trường hợp người lao động đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm khác nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì phải nộp cho Trung tâm Giới thiệu việc làm đó bản xác nhận về việc chưa đăng ký thất nghiệp theo mẫu số 1b nêu trên.
Trung tâm Giới thiệu việc làm có trách nhiệm hướng dẫn, xem xét các nội dung của người lao động kê khai trong bản Đăng ký thất nghiệp và khi nhận bản đăng ký thất nghiệp phải trao lại cho người lao động bản Thông tin đăng ký thất nghiệp theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
4.2. Quyền lợi của người lao động:
1. Được Trung tâm Giới thiệu việc làm cung cấp miễn phí tư vấn, giới thiệu việc làm; hướng dẫn các thủ tục để hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
2. Đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo đúng thời gian qui định khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
3. Nhận Sổ bảo hiểm xã hội khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
4. Được nhận trợ cấp thất nghiệp theo quy định, trợ cấp một lần khi người lao động tìm được việc làm hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
5. Nhận thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp, người lao động không phải đóng phí bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
6. Được hỗ trợ học nghề trình độ ngắn hạn miễn phí với thời hạn không quá 06 tháng tại một cơ sở dạy nghề.
7. Khiếu nại.
4.3. Trách nhiệm của người lao động:
1. Đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội khi mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định, xuất trình Sổ Bảo hiểm xã hội.
2. Tích cực tìm kiếm việc làm (ghi chép đầy đủ các thông tin để thông báo về việc tìm việc làm theo quy định); chấp nhận việc làm phù hợp do Trung tâm Giới thiệu việc làm giới thiệu.
3. Thông báo về việc tìm việc làm trực tiếp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp một tháng một lần theo quy định trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
4. Thông báo cho Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có việc làm, nhận quyết định hưởng lương hưu hằng tháng, thực hiện nghĩa vụ quân sự, ra nước ngoài định cư, áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh (kể cả trường hợp đi cai nghiện tại các Trung tâm cai nghiện) hoặc chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo theo mẫu số 21 ban hành kèm theo Thông tư số …./201…/TT-BLĐTBXH ngày…. tháng………năm 201………. của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
4.4. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 15 của
a) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 01 ngày trong tháng đó.
b) Đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được viết tắt là Trung tâm Giới thiệu việc làm) khi mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
c) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm theo quy định tại Điểm b Khoản này, ngày thứ nhất trong 15 ngày nêu trên là ngày ngay sau ngày người lao động đăng ký thất nghiệp, tính theo ngày làm việc.
Như vậy sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động muốn đăng kí thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi khác nơi đã làm việc thì cần phải làm đơn đề nghị xác nhận về việc chưa đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc.