Khi học sinh, sinh viên học tại trường tư thục thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ thì sẽ thực hiện viết đơn gửi cho Cơ quan, Chủ thể có thẩm quyền để được xác nhận và cấp hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Vậy đơn đề nghị xác nhận và cấp hỗ trợ dùng cho học sinh, sinh viên học tại trường tư thục là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị xác nhận và cấp hỗ trợ dùng cho học sinh, sinh viên học tại trường tư thục là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị xác nhận và cấp hỗ trợ dùng cho học sinh, sinh viên học tại trường tư thục:
- 3 3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị xác nhận và cấp hỗ trợ dùng cho học sinh, sinh viên học tại trường tư thục:
- 4 4. Chính sách hỗ trợ đối với học sinh sinh viên:
- 5 5. Trường mầm non tư thục:
1. Đơn đề nghị xác nhận và cấp hỗ trợ dùng cho học sinh, sinh viên học tại trường tư thục là gì?
Mẫu đơn đề nghị xác nhận và cấp hỗ trợ dùng cho học sinh, sinh viên học tại trường tư thục là mẫu đơn do học sinh, sinh viên lập ra gửi đến Cơ quan, chủ thể thẩm quyền để đề nghị về việc xác nhận và cấp hỗ trợ dùng cho học sinh, sinh viên học tại trường tư thục. Mẫu đơn đề nghị xác nhận và cấp hỗ trợ dùng cho học sinh, sinh viên học tại trường tư thục nêu rõ thông tin của học sinh, sinh viên, nội dung đề nghị xác nhận, nội dung cấp hỗ trợ…
Đơn đề nghị xác nhận và cấp hỗ trợ dùng cho học sinh, sinh viên học tại trường tư thục nêu rõ thông tin của học sinh, sinh viên, nội dung đề nghị xác nhận, nội dung cấp hỗ trợ… và lý do tại sao viết đơn. Đồng thời, đơn đề nghị xác nhận và cấp hỗ trợ dùng cho học sinh, sinh viên học tại trường tư thục sẽ là cơ sở để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc xác nhận và cấp hỗ trợ cho học sinh ,sinh viên tại trường tư thục.
2. Mẫu đơn đề nghị xác nhận và cấp hỗ trợ dùng cho học sinh, sinh viên học tại trường tư thục:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN VÀ CẤP HỖ TRỢ
(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
Kính gửi:- (Tên Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội);
– (Tên cơ sở Giáo dục nghề nghiệp).
Họ và tên: …
Lớp: ……….Khóa: ……Khoa: …
Mã số học sinh, sinh viên: …..
Để Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tiền hỗ trợ ở lại trường trong dịp Tết Nguyên đán năm………. theo quy định tại Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp, tôi làm đơn này đề nghị nhà trường xác nhận là tôi thuộc đối tượng (ghi rõ đối tượng được quy định tại Điều 2 Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp) và “ở lại trường trong dịp Tết Nguyên đán năm…….. ” với lý do: ..
…….., ngày …. tháng …. năm…….
Xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc có vốn đầu tư nước ngoài
(Ký, đóng dấu)
….., ngày …. tháng …. năm…….
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị xác nhận và cấp hỗ trợ dùng cho học sinh, sinh viên học tại trường tư thục:
Phần kính gửi của đơn đề nghị xác nhận và cấp hỗ trợ dùng cho học sinh, sinh viên học tại trường tư thục thì yêu cầu học sinh, viên sẽ viết cụ thể Tên Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Tên cơ sở Giáo dục nghề nghiệp).
Phần nội dung của đơn đề nghị xác nhận và cấp hỗ trợ dùng cho học sinh, sinh viên học tại trường tư thục thì học sinh, sinh viên sẽ cung cấp những thông tin cá nhân cần thiết và lý do viết đơn. Các thông tin đó phải thật chính xác, chi tiết, đầy đủ và hoàn toàn đúng sự thật nếu sai thì sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Cuối đơn đề nghị xác nhận và cấp hỗ trợ dùng cho học sinh, sinh viên học tại trường tư thục thì học sinh, sinh viên sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Chính sách hỗ trợ đối với học sinh sinh viên:
Mức học bổng chính sách và các khoản hỗ trợ khác được quy định rõ ràng tại Điều 3, Quyết định 53/2015/QĐ-TTg về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp
“1. Mức học bổng chính sách
a) 100% mức tiền lương cơ sở/tháng đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật;
b) 80% mức tiền lương cơ sở /tháng đối với học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú; học sinh, sinh viên người dân tộc Kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.
c) 60% mức tiền lương cơ sở /tháng đối với học sinh, sinh viên người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.
2. Các khoản hỗ trợ khác
a) Hỗ trợ một lần số tiền 1.000.000 đồng/khóa đào tạo để mua đồ dùng cá nhân như: chăn cá nhân, áo ấm (nếu cần), màn cá nhân, chiếu cá nhân, áo đi mưa và quần áo bảo hộ lao động theo nghề đào tạo;
b) Hỗ trợ 150.000 đồng đối với học sinh, sinh viên ở lại trường trong dịp tết Nguyên đán;
c) Mỗi học sinh, sinh viên được hỗ trợ mỗi năm một lần tiền đi lại từ nơi học về gia đình và ngược lại:
– Mức 300.000 đồng/năm đối với học sinh, sinh viên ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
– Mức 200.000 đồng/năm đối với các đối tượng còn lại.
Các đối tượng quy định tại Điều 2 Quyết định này được miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập; lệ phí tuyển sinh; cấp sổ khám sức khoẻ, khám sức khoẻ hàng năm; cấp Thẻ bảo hiểm y tế; cấp học bổng khuyến khích học tập theo quy định hiện hành.”
Có thể thấy khi học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chính sách nội trú mà Nhà nước quy định sẽ được hưởng hỗ trợ tùy vào trường hợp. Điều luật bên trên đã nêu được những chính sách hỗ trợ về học bổng đối với học sinh, sinh viên tùy thuộc vào diện chính sách của học sinh, sinh viên đó. Ngoài chính sách về học bổng còn những hỗ trợ khi đến dịp lễ tết, hay khi khám sức khỏe,…
5. Trường mầm non tư thục:
Căn cứ vào Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BGDĐT năm 2018 hợp nhất Thông tư về Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ta thấy được:
Nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục bao gồm những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều lệ trường mầm non .
2. Nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần cùng Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội.
3. Có trách nhiệm báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định và yêu cầu của các cơ quan có liên quan.
4. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là cơ sở giáo dục mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động là nguồn ngoài ngân sách nhà nước. Đồng thời sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn ở được quy định ở bên trên. Và điều quan trọng là phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích của các em khi theo học ở đây.
Quy định về Hiệu trưởng trường mầm non tư thục:
+Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục là người có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, khi được đề cử không quá 65 tuổi và không là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước.
+ Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục và Hội đồng quản trị (nếu có) về việc tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 (năm) năm.
+ Đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục có Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng do Hội đồng quản trị đề cử và bầu theo nguyên tắc bỏ phiếu kín với trên 50% số phiếu tán thành; được Đại hội đồng thành viên góp vốn thông qua và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ra quyết định công nhận.
+ Đối với nhà trường, nhà trẻ tư thục có Hội đồng quản trị, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều lệ trường mầm non và các quy định tại khoản 2 Điều này, Hiệu trưởng nhà trường, nhà trẻ tư thục còn có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;
-Tổ chức triển khai việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực, hoạt động chăm sóc, giáo dục và các hoạt động khác của nhà trường, nhà trẻ theo quy định, bảo đảm chất lượng, đúng quy định của pháp luật và kế hoạch đã được Hội đồng quản trị phê duyệt nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhà trường, nhà trẻ;
– Dự kiến phương án tổ chức bộ máy, biên chế và nhân sự của nhà trường, nhà trẻ trình Hội đồng quản trị phê duyệt; là chủ tịch hoặc phó chủ tịch hội đồng tuyển dụng giáo viên; phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật sau khi được Hội đồng quản trị thông qua.
– Lập dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm, trình Hội đồng quản trị phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính theo quy định của nhà trường, nhà trẻ; báo cáo định kỳ với Hội đồng quản trị và các cấp quản lý liên quan về công tác tài chính và các hoạt động của nhà trường, nhà trẻ;
-Bảo đảm trật tự, an ninh và bảo vệ môi trường, an toàn trong nhà trường, nhà trẻ;
– Được tham dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị (nếu không phải là thành viên) nhưng không có quyền biểu quyết; có trách nhiệm báo cáo trước Đại hội đồng thành viên góp vốn về các hoạt động chăm sóc, giáo dục của trường; có quyền bảo lưu ý kiến không nhất trí với quyết định của Hội đồng quản trị và báo cáo cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp xem xét, xử lý.
+ Trong cùng một thời gian, một người, chỉ được làm Hiệu trưởng của một nhà trường, nhà trẻ tư thục, bảo đảm trật tự, an ninh và bảo vệ môi trường, an toàn trong nhà trường, nhà trẻ.
Chức danh hiệu trưởng là một chức danh quan trọng, đảm bảo mọi hoạt động của trường mầm non. Ngoài ra, Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục. Đồng thòi, Hiệu trưởng phải tuân thủ theo những quy định tại Văn bản hợp nhất 06/VBHN-BGDĐT năm 2018 hợp nhất Thông tư về Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.