Việc kiểm tra, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm là yêu cầu cấp thiết để nhà nước bảo đảm được cơ chế quản lý các cơ sở kinh doanh về an toàn thực phẩm. Khi có yêu cầu, cá nhân, tổ chức phải viết đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi tới cơ quan có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm là gì?
Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm là văn bản do cá nhân, tổ chức gửi tới cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm khi đủ điều kiện xác nhận.
Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xác nhận kiến thức của cá nhân, tổ chức, là cơ sở để chủ thể có thẩm quyền nắm bắt, quản lý tình hình an toàn thực phẩm trong địa bàn nhất định.
2. Mẫu đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm mới nhất:
2.1. Đối với tổ chức:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
Kính gửi: ….. (cơ quan có thẩm quyền xác nhận kiến thức về ATTP)
Tên tổ chức/doanh nghiệp: ………
Tên người đại diện:………
Giấy CNĐKDN (hoặc CMTND đối với người đại diện) số ……… cấp ngày ….. tháng ….. năm ………, nơi cấp
Địa chỉ: ……….., Số điện thoại ……
Số Fax ……… E-mail ……
Sau khi nghiên cứu tài liệu quy định kiến thức về an toàn thực phẩm chúng tôi đã hiểu rõ các quy định và kiến thức về an toàn thực phẩm. Nay đề nghị Quý cơ quan tổ chức kiểm tra, xác nhận kiến thức cho chúng tôi theo quy định với danh sách gửi kèm theo.
Địa danh, ngày ….. tháng … năm …….
Đại diện Tổ chức/cá nhân
(Ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
2.2. Đối với cá nhân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm
Kính gửi: ….. (cơ quan có thẩm quyền xác nhận kiến thức về ATTP)
Tên cá nhân ………
CMTND số ………… cấp ngày ….. tháng ….. năm ………, nơi cấp ……
Địa chỉ: ………….., Số điện thoại ………
Số Fax ………… E-mail ………
Sau khi nghiên cứu tài liệu quy định kiến Nay đề nghị quý cơ quan tổ chức kiểm tra, xác nhận kiến thức cho tôi theo quy định.
Địa danh, ngày ….. tháng … năm …….
Người đề nghị
(Ký ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm:
Thực tế, mẫu đơn này khá đơn giản, chi tiết, đã được ban hành kèm theo
Thực tế, cá nhân, tổ chức chỉ cần điền các thông tin cá nhân, thông tin doanh nghiệp, tổ chức theo các giấy tờ pháp lý như chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Cuối đơn, Người đề nghị hoặc người đại diện theo tổ chức, cá nhân ký và ghi rõ họ tên.
Điều quan trọng là các thông tin mà cá nhân, tổ chức đưa ra phải trung thực, khách quan và chính xác.
4. Các vấn đề pháp lý về an toàn thực phẩm:
An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.
4.1. Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm:
– Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
– Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.
– Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
– Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.
– Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
4.2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm:
– Đối với tổ chức:
+ Đơn đề nghị và bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Giấy tờ chứng minh đã nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
– Đối với cá nhân:
+ Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Giấy tờ chứng minh đã nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
4.3. Quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm:
– Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đến cơ quan có thẩm quyền tương ứng theo quy định tại Điều 5 và Điều 8 của Thông tư này hoặc các đơn vị, tổ chức được Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm), Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Cụ thể:
“Điều 5. Phân cấp cấp Giấy chứng nhận
1. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho các cơ sở sau đây:
a) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh từ 200 suất ăn/lần phục vụ trở lên.
2. Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.
3. Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực quản lý tại địa phương, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể điều chỉnh việc phân cấp cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho phù hợp.”
“Điều 8. Phân cấp quản lý
1. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý cơ sở có quy mô kinh doanh trên 200 suất ăn/lần phục vụ.
2. Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh từ 50 – 200 suất ăn/lần phục vụ.
3. Trạm y tế xã, phường, thị trấn quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh dưới 50 suất ăn/lần phục vụ, kinh doanh thức ăn đường phố.
4. Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực quản lý tại địa phương, nếu cần thiết, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể điều chỉnh việc quản lý đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho phù hợp.”
– Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập kế hoạch kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi
– Kiểm tra kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định.
– Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 08 (đối với tập thể) hoặc Mẫu số 9 (đối với cá nhân) ban hành kèm theo Thông tư này.
– Người được xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm phải nộp lệ phí cấp Giấy xác nhận theo quy định của pháp luật.
Nội dung tài liệu và hiệu lực Giấy xác nhận
– Nội dung tài liệu kiến thức về an toàn thực phẩm và bộ câu hỏi đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm đối với chủ cơ sở, người trực tiếp kinh doanh dịch vụ ăn uống do Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế ban hành.
– Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có hiệu lực 03 năm, kể từ ngày cấp; cá nhân đã được cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm sẽ được thừa nhận khi làm việc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống khác.
Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm
– Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
– Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
+ Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
+ Quy định về bảo quản thực phẩm.