Khu vực công cộng là nơi phục vụ chung cho nhiều người như công viên, quảng trường, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga,... Việc vệ sinh khu vực công cộng là cần thiết để đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo môi trường sinh hoạt công cộng sạch đẹp cho mọi người.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị về vệ sinh khu vực công cộng là gì?
Mẫu đơn đề nghị về vệ sinh khu vực công cộng là văn bản được lập ra bởi cá nhân/tổ chức gửi đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để đề nghị xem xét giải quyết, xử lý vệ sinh khu vực công cộng. Nội dung đơn phải phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tuân thủ đúng luật định thì mới được xem xét và xử lý.
Mẫu đơn đề nghị về vệ sinh khu vực công cộng được sử dụng trong trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và người làm đơn có đề nghị tới các cơ quan chức năng xử lý vi phạm, khắc phục hậu quả xảy ra hoặc có khu vực công cộng bị ô nhiễm chưa được xử lý.
2. Mẫu đơn đề nghị về vệ sinh khu vực công cộng:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
..…, ngày….tháng…..năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(Về việc vệ sinh khu vực công cộng)
Kính gửi: – Ủy ban nhân dân…
– Công ty vệ sinh môi trường…
Căn cứ Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 06 năm 2014;
Căn cứ
Tên (tổ chức, người đại diện tổ chức, cá nhân, hộ gia đình): ……
Số CMND (Hoặc số CCCD): ……. Ngày cấp:…….. Nơi cấp: ……
Hoặc giấy chứng nhận ĐKKD (đối với tổ chức): …….. Ngày cấp: ………. Nơi cấp:……
Địa chỉ: ….…Số điện thoại: ……
Nội dung vụ việc:
……
Căn cứ các quy định sau của
“Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường
1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân….
2. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.”
“Điều 80. Yêu cầu bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư
…
4. Bảo đảm yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường; lắp đặt và bố trí công trình vệ sinh nơi công cộng.”
“Điều 139. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
5. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường.”
“Điều 143. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau:
g) Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh;“.
Trên cơ sở pháp lý đã nêu trên, cùng với lý do chính đáng, tôi viết đơn này để đề nghị những vấn đề sau đây:
– Đề nghị Ủy ban nhân dân ….. tiến hành thanh kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật xảy ra (nếu có);
– Yêu cầu (bên gây ra tình trạng mất vệ sinh) phải chấm dứt hành vi, thực hiện biện pháp dọn dẹp, khắc phục…..
– Yêu cầu Công ty vệ sinh môi trường nhanh chóng phối hợp thực hiện việc vệ sinh……..
Để đảm bảo vệ sinh khu vực công cộng, Kính đề nghị quý cơ quan nhanh chóng giải quyết những đề nghị trên của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị về vệ sinh khu vực công cộng:
Người làm đơn nêu rõ:
Kính gửi: Ghi rõ cơ quan thẩm quyền giải quyết.
Thông tin cá nhân
Trình bày rõ nội dung sự việc, mô tả rõ hiện trạng khu vực cần vệ sinh: Ghi rõ khu vực nào, ở đâu, đang bị ô nhiễm như thế nào, tác nhân nào gây ô nhiễm… cần phải vệ sinh để bảo vệ môi trường.
Căn cứ các quy định sau của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
Nội dung đề nghị: Ghi rõ đề nghị cơ quan giải quyết những gì.
Người làm đơn kí và ghi rõ họ tên.
4. Các quy định liên quan đến việc vệ sinh khu vực công cộng
Theo Luật bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 06 năm 2014
4.1. Nguyên tắc bảo vệ môi trường:
1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
2. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
3. Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải.
4. Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia.
5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
6. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.
7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường.
8. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
4.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư:
1. Bảo vệ môi trường đô thị thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử và bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch.
2. Có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường đồng bộ, phù hợp với quy hoạch đô thị, khu dân cư tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Có thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư.
4. Bảo đảm yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường; lắp đặt và bố trí công trình vệ sinh nơi công cộng.
5. Chủ đầu tư dự án khu dân cư tập trung, chung cư phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
6. Đối với khu dân cư phân tán phải có địa điểm, hệ thống thu gom, xử lý rác thải; có hệ thống cung cấp nước sạch và các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn.
4.3. Bảo vệ môi trường nơi công cộng:
1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có trách nhiệm sau:
a) Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý;
b) Bố trí công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường;
c) Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
4.4. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình:
1. Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi quy định.
2. Giảm thiểu, xử lý và xả nước thải sinh hoạt đúng nơi quy định.
3. Không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ rung và tác động khác vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng dân cư xung quanh.
4. Nộp đủ và đúng thời hạn phí bảo vệ môi trường; chi trả cho dịch vụ thu gom, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;
5. Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường công cộng và tại khu dân cư.
6. Có công trình vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm vệ sinh, an toàn.
4.5. Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường:
1. Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân cư thành lập tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống.
2. Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường được thành lập và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm, tuân theo quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Kiểm tra, đôn đốc hộ gia đình, cá nhân thực hiện quy định về giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
b) Tổ chức thu gom, tập kết và xử lý chất thải;
c) Giữ gìn vệ sinh môi trường tại khu dân cư và nơi công cộng;
d) Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước về bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho sức khỏe và môi trường;
đ) Tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã quy định về tổ chức, hoạt động và tạo điều kiện để tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường hoạt động có hiệu quả.