Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước hiện nay đang được sử dụng theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước:
Giấy phép tài nguyên nước là văn bản và chứng từ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các chủ thể đáp ứng đầy đủ điều kiện để khai thác và sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và tiến hành một/một số hoạt động trong phạm vi bảo vệ các công trình thuỷ lợi, phù hợp với quy định của pháp luật. Hiện nay, mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước đang được thực hiện theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Cụ thể như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ TRẢ LẠI GIẤY PHÉP TÀI NGUYÊN NƯỚC
Kính gửi: …(1)…
1. Thông tin về chủ giấy phép:
1.1. Tên chủ giấy phép: …
1.2. Địa chỉ: …
1.3. Điện thoại: … Fax: … Email: …
1.4. Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước số:… ngày … tháng … năm … do (tên cơ quan cấp giấy phép) cấp; thời hạn của giấy phép…
2. Lý do đề nghị trả lại giấy phép: … (2)…
3. Các giấy tờ, tài liệu có liên quan nộp kèm theo Đơn này (nếu có).
4. Cam kết của chủ giấy phép:
– (Chủ giấy phép) cam đoan các nội dung, thông tin trong Đơn này và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo là đúng sự thật và xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– (Chủ giấy phép) cam kết liên quan đến việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác liên quan đến khai thác, sử dụng nước theo quy định của pháp luật (tài liệu chứng minh kèm theo) đến thời điểm trả lại giấy phép.
Đề nghị (tên cơ quan cấp phép) xem xét, chấm dứt hiệu lực của giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt số: … ngày … tháng … năm … do (tên cơ quan cấp giấy phép) cấp cho (tên chủ giấy phép)./.
… ngày … tháng … năm …
Chủ giấy phép
Ký, ghi rõ họ tên (đóng dấu nếu có)
Trong quá trình soạn đơn cần phải lưu ý:
(1) Tên cơ quan cấp phép: Ghi Bộ Tài nguyên và Môi trường/UBND cấp tỉnh/Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh (theo quy định tại Điều 28 của Nghị định 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước).
(2) Trình bày rõ lý do đề nghị trả lại giấy phép.
2. Trình tự, thủ tục trả lại giấy phép tài nguyên nước:
Pháp luật hiện nay cũng đã có quy định cụ thể về trình tự và thủ tục trả lại giấy phép tài nguyên nước. Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Nghị định 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, có quy định cụ thể về trình tự và thủ tục trả lại giấy phép tài nguyên nước. Theo đó, chủ giấy phép tài nguyên nước sẽ nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua đường bưu điện một bộ hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là các cơ quan đã cấp giấy phép tài nguyên nước trước đó. Trong khoảng thời gian không quá 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Nghị định 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ phải có nghĩa vụ và có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, sau đó trình cơ quan có thẩm quyền ký quyết định chấp nhận đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước. Theo đó thì có thể nói, trình tự và thủ tục trả lại giấy phép tài nguyên nước sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Nghị định 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, thành phần hồ sơ đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước sẽ bao gồm các loại giấy tờ cơ bản như sau:
– Đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước đang được thực hiện theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
– Các loại tài liệu, giấy tờ chứng minh hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Có nhiều hình thức để nộp hồ sơ khác nhau, có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính, hoặc có thể nộp bản điện tử thông qua hình thức trực tuyến tại cổng dịch vụ công của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Sở tài nguyên và môi trường. Trong trường hợp địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa hoặc trung tâm phục vụ hành chính công thì sẽ thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thông qua bộ phận một cửa hoặc trung tâm phục vụ hành chính công theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành hoạt động kiểm tra hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bộ phận một cửa sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ, sau đó tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn bổ sung hồ sơ nếu như nhận thấy hồ sơ chưa hợp lệ và chưa đầy đủ. Sau đó chuyển hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tài nguyên và môi trường để thẩm định.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và quyết định chấp thuận trả lại giấy phép tài nguyên nước. Kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở tài nguyên và môi trường sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ thẩm định hồ sơ, sau đó trình lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng, ký quyết định chấp thuận đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước.
Bước 4: Trả kết quả hồ sơ. Thông báo cho chủ giấy phép tài nguyên nước đến cơ quan có thẩm quyền để nhận quyết định.
3. Hiệu lực của giấy phép tài nguyên nước khi đã trả lại cho cơ quan có thẩm quyền:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 26 của Nghị định 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, có quy định cụ thể như sau: giấy phép tài nguyên nước đã được cấp tuy nhiên quy mô công trình có sự thay đổi, từ đó dẫn đến thay đổi thẩm quyền cấp giấy phép thì chủ giấy phép sẽ có quyền trả lại giấy phép tài nguyên nước đã được cấp cho cơ quan có thẩm quyền sau khi đã nhận được giấy phép tài nguyên mới. Theo đó thì có thể nói, giấy phép tài nguyên nước sẽ bị chấm dứt hiệu lực trong những trường hợp cơ bản như sau:
– Giấy phép tài nguyên nước bị thu hồi;
– Giấy phép tài nguyên nước đã hết hạn;
– Giấy phép tài nguyên nước đã được trả lại.
Như vậy có thể nói, giấy phép sử dụng tài nguyên nước đó trả lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giấy phép đó sẽ bị chấm dứt hiệu lực trên thực tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
– Công văn 638/BTNMT-TNN của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai thực hiện Nghị định 02/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.