Trên thực tế, do nhu cầu về nhà ở của người dân tăng lên vì thế mà số lượng người muốn thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước ngày càng nhiều. Khi muốn thuê nhà cũ thuộc sở hữu nhà nước thì người thuê cần phải làm đơn đề nghị thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là gì?
Mẫu đơn đề nghị thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là mẫu đơn được lập ra khi cá nhân có mong muốn thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước. Mẫu đơn nêu rõ các thông tin của người đề nghị. Mẫu đơn đề nghị thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước nêu rõ thông tin về người đề nghị, nội dung đơn đề nghị…
Mẫu đơn đề nghị thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được dùng để đề nghị thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước. Mẫu đơn đề nghị thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét và xác nhận về đơn đề nghị thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước của người đề nghị.
2. Mẫu đơn đề nghị thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THUÊ NHÀ Ở CŨ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Kính gửi (1) : ……
Họ và tên người đề nghị (2) là: ……
CMND (hộ chiếu hoặc thẻ quân nhân hoặc thẻ căn cước công dân)
số ……..cấp ngày………/……../……..tại …………
Nơi ở hiện tại: ………
Hộ khẩu thường trú (hoặc tạm trú) số ……………..tại: …………
Số thành viên trong hộ gia đình (3) ………….người, bao gồm:
1. Họ và tên: …….CMND số ………..là: ……
2. Họ và tên: …….CMND số ………..là: …..
3. Họ và tên: ……….CMND số ……..là: ….
4. Họ và tên: ……….CMND số ……..là: ……
5 ……
Tôi làm đơn này đề nghị được giải quyết cho thuê nhà ở tại địa chỉ
số (4)…………
Kèm theo đơn này là các giấy tờ liên quan đến nhà ở như sau (5)
1. ………
2. ………
3. …………
Tôi xin chấp hành đầy đủ các quy định của nhà nước về quản lý, sử dụng nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước. Tôi cam đoan những lời khai trong đơn là đúng sự thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai.
Tôi cam kết nhà ở đang sử dụng không có tranh chấp, khiếu kiện./.
…., ngày ……. tháng ……. năm ……
Các thành viên trong hộ gia đình ký, ghi rõ họ tên.
Người viết đơn
ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc cơ quan quản lý nhà ở.
(2): Điền tên người đại diện các thành viên trong hộ gia đình đề nghị thuê nhà ở
(3): Điền rõ số lượng thành viên trong hộ gia đình và ghi họ tên, mối quan hệ của từng thành viên với người đứng tên viết đơn.
(4): Điền rõ địa chỉ nhà ở mà người đang sử dụng nhà đề nghị được ký hợp đồng thuê
(5): Điền rõ Quyết định hoặc văn bản phân phối, bố trí nhà ở hoặc hợp đồng thuê nhà; giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn, giảm tiền thuê nhà ở…(nếu có).
4. Quy định về thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước:
– Cơ sở pháp lý: Nghị định 99/2015/NĐ- CP
* Hồ sơ, trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước bao gồm: (Điều 60 Nghị định 99/2015/NĐ- CP)
+ Đơn đề nghị thuê nhà ở;
+ Giấy tờ chứng minh việc sử dụng nhà ở quy định tại một trong các Điểm b, c, d Khoản 2 Điều 57 của
+ Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Thẻ quân nhân của người có đơn đề nghị thuê nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy đăng ký kết hôn;
+ Bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở (nếu có).
– Trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 57 được thực hiện như sau:
+ Người đề nghị thuê nhà ở nộp 02 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định);
+ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, viết giấy biên nhận hồ sơ; trường hợp người nộp đơn không thuộc đối tượng được thuê nhà ở cũ thì phải có văn bản thông báo cho người hộp hồ sơ biết rõ lý do; nếu hồ sơ còn thiếu giấy tờ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung giấy tờ. Trường hợp đơn vị quản lý vận hành nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì phải báo cáo cơ quan quản lý nhà ở xem xét;
+ Trên cơ sở hồ sơ đủ điều kiện tiếp nhận, cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, lập tờ trình kèm theo dự thảo quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở cũ trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định;
+ Căn cứ vào đề nghị của cơ quan quản lý nhà ở, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, ban hành quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở, sau đó gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở để thông báo cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện ký kết hợp đồng thuê nhà ở. Trường hợp nhà ở cũ do Bộ Quốc phòng đang quản lý mà giao thẩm quyền quyết định đối tượng được thuê nhà ở cho cơ quan quản lý nhà ở thì cơ quan này ban hành quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở.
– Sau khi có quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở cũ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện ký kết hợp đồng với người thuê nhà ở.
* Trình tự, thủ tục ký hợp đồng thuê nhà ở đối với trường hợp quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều 57 của Nghị định này được thực hiện như sau:
+ Sau 30 ngày, kể từ ngày đăng tin lần cuối, nếu không có tranh chấp, khiếu kiện về nhà ở cho thuê thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở ký hợp đồng với người thuê và báo cáo cơ quan quản lý nhà ở biết để theo dõi, quản lý; nếu có tranh chấp, khiếu kiện về nhà ở này thì chỉ thực hiện ký hợp đồng thuê sau khi đã giải quyết xong tranh chấp, khiếu kiện;
+ Trường hợp người đang sử dụng nhà ở là người nhận chuyển quyền thuê nhà ở từ ngày 06 tháng 6 năm 2013 thì người đề nghị thuê nhà ở nộp 02 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định).
+ Trường hợp cơ quan quản lý nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì cơ quan quản lý nhà ở có trách nhiệm kiểm tra, nếu nhà ở không có tranh chấp, khiếu kiện thì có văn bản đồng ý về việc chuyển nhượng quyền thuê và gửi văn bản này kèm theo bản sao hồ sơ đề nghị thuê nhà cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để thực hiện ký hợp đồng với người thuê; trường hợp đơn vị quản lý vận hành tiếp nhận hồ sơ thì đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo cơ quan quản lý nhà ở xem xét kiểm tra để có văn bản đồng ý việc chuyển nhượng quyền thuê trước khi thực hiện ký kết hợp đồng; trường hợp cơ quan quản lý nhà ở không đồng ý thì phải có văn bản trả lời rõ lý do cho người đề nghị thuê nhà ở biết.
+ Các trường hợp ký kết hợp đồng thuê nhà ở mới hoặc ký gia hạn hợp đồng thuê mà diện tích nhà ở thực tế đang sử dụng không đúng với diện tích ghi trong giấy tờ phân phối, bố trí hoặc hợp đồng thuê nhà ở thì đơn vị quản lý vận hành ở có trách nhiệm kiểm tra và xác định lại diện tích nhà ở sử dụng hợp pháp trước khi thực hiện ký kết hợp đồng cho thuê nhà ở.
Như vậy, có thể thấy được trình tự, thủ tục, hồ sơ thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, hồ sơ đề nghị thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước phải bảo đảm những hồ sơ, giấy tờ như: đơn đề nghị thuê nhà ở, giấy tờ chứng minh việc sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật, bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Thẻ quân nhân của người có đơn đề nghị thuê nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy đăng ký kết hôn.
* Đối tượng, điều kiện được mua và điều kiện bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước được quy định như sau (Điều 63 Nghị định 99/2015/NĐ- CP)
– Người mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước phải thuộc các đối tượng được bố trí nhà ở theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 của Nghị định 99/2015/NĐ- CP
– Người mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có hợp đồng thuê nhà ở ký với đơn vị quản lý vận hành nhà ở và có tên trong hợp đồng thuê nhà ở này (bao gồm người đại diện đứng tên hợp đồng thuê nhà ở và các thành viên có tên trong hợp đồng thuê nhà từ đủ 18 tuổi trở lên); trường hợp có nhiều thành viên cùng đứng tên trong hợp đồng thuê nhà ở thì các thành viên này phải thỏa thuận cử người đại diện đứng tên ký hợp đồng mua bán nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở;
+ Đã đóng đầy đủ tiền thuê nhà ở theo quy định trong hợp đồng thuê nhà ở và đóng đầy đủ các chi phí quản lý vận hành nhà ở tính đến thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà ở;
+ Phải có đơn đề nghị mua nhà ở cũ đang thuê.
– Điều kiện bán nhà ở, nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 được quy định như sau:
+ Nhà ở phải không thuộc diện quy định tại Điều 62 của Nghị định 99/2015/NĐ- CP
+ Nhà ở phải không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu kiện;
+ Trường hợp nhà ở cũ thuộc diện phải xác lập sở hữu toàn dân theo
+ Trường hợp bán nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 thì nhà ở này phải đảm bảo các điều kiện: Khu đất đã bố trí làm nhà ở đó có khuôn viên độc lập hoặc có thể tách biệt khỏi khuôn viên trụ sở, cơ quan; nhà ở có lối đi riêng, không che chắn mặt tiền trụ sở, cơ quan, không ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan xung quanh; cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng và nhà ở này phù hợp với quy hoạch sử dụng đất ở tại địa phương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cơ quan, đơn vị không có nhu cầu sử dụng diện tích nhà ở này phải chuyển giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà đó quản lý để thực hiện bán theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp nhà ở do Bộ Quốc phòng đang quản lý.
– Trường hợp bán nhà ở, nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng từ ngày 05 tháng 7 năm 1994 đến trước ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Nghị định này.
– Trường hợp nhà không có nguồn gốc là nhà ở nhưng được bố trí sử dụng để ở từ trước ngày 05 tháng 7 năm 1994 mà không đủ điều kiện quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này và trường hợp bố trí sử dụng nhà ở từ ngày 19 tháng 01 năm 2007 thì thực hiện giải quyết theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà đất thuộc sở hữu nhà nước.
Có thể thấy được pháp luật đã quy định những đối tượng được mua và điều kiện bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước, theo đó người mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện được quy định theo pháp luật như: phải có đơn đề nghị mua nhà ở cũ đang thuê, đã đóng đầy đủ tiền thuê nhà ở theo quy định trong hợp đồng thuê nhà ở và đóng đầy đủ các chi phí quản lý vận hành nhà ở tính đến thời điểm ký hợp đồng mua bán nhà ở, có hợp đồng thuê nhà ở ký với đơn vị quản lý vận hành nhà ở.