Trường hợp người dân vi phạm các quy định của pháp luật về việc sử dụng đất đai, cơ quan Nhà nước hoàn toàn có quyền thu hồi quyền sử dụng đất của đối tượng này. Đồng thời, các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng khác có quyền làm đơn đề nghị thu hồi đất lên cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị thu hồi đất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——*——
…, ngày …. tháng … năm 20……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
( V/v: Thu hồi đất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
Kính gửi: ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN/TỈNH ….
Tên tôi là:……….
Số CMND (ngày cấp, nơi cấp):………..
Địa chỉ cư trú:…………
Số điện thoại liên lạc: …………
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ:………….
Căn cứ vào quy định tại điểm … khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai năm 2013, nay tôi viết đơn này kính mong được giải quyết về việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình ông/bà …… để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tôi đối với diện tích đất được ghi nhận tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số…. Cấp ngày:………
Kính mong quý cơ quan nhanh chóng xem xét và giải quyết để quyền lợi của tôi được đảm bảo theo quy định của pháp luật. Tôi xin cam đoan những gì tôi viết trên đây là đúng với sự thật, nếu có điều gì không đúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)
2. Cách viết đơn đề nghị thu hồi đất:
Khi làm đơn đề nghị thu hồi đất, người sử dụng đất cần lưu ý một số vấn đề cụ thể sau đây:
– Trong đơn đề nghị thu hồi đất, người sử dụng đất phải ghi đúng cơ quan chức năng có thẩm quyền nhận đơn. Theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ là các chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất.
– Đơn đề nghị thu hồi đất phải đảm bảo có đầy đủ thông tin của người làm đơn. Có như vậy, cơ quan Nhà nước mới xác định được chủ thể viết đơn. Trong trường hợp phát sinh các vấn đề liên quan đến việc xác minh yêu cầu thu hồi đất, cơ quan Nhà nước sẽ liên hệ với các cá nhân, tổ chức này.
– Nội dung đề nghị là thông tin quan trọng nhất mà người sử dụng đất phải cung cấp đầy đủ trong đơn đề nghị thu hồi đất. Nội dung đề nghị phải cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến yếu tố sai phạm của đất đai, căn cứ thu hồi theo quy định của pháp luật. Có như vậy, cơ quan chức năng có thẩm quyền mới dựa vào, xác minh về việc có cần ra quyết định thu hồi đất đai hay không. Trong nội dung đề nghị, người làm đơn phải có lời cam đoan về những nội dung mà mình cung cấp.
Trên đây là những nội dung mà các cá nhân, hộ gia đình cần đảm bảo khi làm đơn yêu cầu thu hồi đất.
Ngoài việc đảm bảo cung cấp đầy đủ các nội dung trong đơn nêu trên, về mặt hình thức, đơn đề nghị thu hồi đất phải đảm bảo tuân thủ theo các tiêu chí sau đây:
+ Đơn đề nghị phải đảm bảo tuân thủ về mặt hình thức của một lá đơn thông thường: Quốc hiệu tiêu ngữ, ngày tháng năm làm đơn, cơ quan nhận đơn, thông tin của người làm đơn, nội dung đơn, lời cảm ơn và chữ ký.
+ Ngôn từ trong đơn phải khoa học, dễ hiểu; không sử dụng tiếng lóng, không viết sai chính tả.
Chỉ khi đảm bảo tuân thủ những quy định về mặt nội dung và hình thức nêu trên, đơn đề nghị thu hồi đất của người dân mới được thụ lý và xem xét giải quyết.
3. Các trường hợp tiến hành thu hồi đất theo quy định của pháp luật:
Thu hồi đất được hiểu là hoạt động của cơ quan Nhà nước, tại đó, cơ quan chức năng có thẩm quyền ra quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16
+ Trường hợp 1: Nhà nước tiến hành hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Tức khi có chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, mà cần đất để thực hiện các hoạt động phát triển này, thì Nhà nước sẽ thực hiện thu hồi đất của người dân.
+ Trường hợp 2: Nhà nước thu hồi đất do người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi sử dụng đất đai, người sử dụng đất phải tuân thủ đúng theo các nguyên tắc, quy định mà phái cơ quan Nhà nước đưa ra. Trong trường hợp người dân vi phạm các quy định của pháp luật về việc sử dụng đất đai, cơ quan Nhà nước hoàn toàn có quyền thu hồi quyền sử dụng đất của đối tượng này. Trường hợp thu hồi này đảm bảo tính chặt chẽ, khách quan trong hoạt động sử dụng đất của người dân. Đồng thời, đây cũng là cơ sở nền tảng, thể hiện sức mạnh của cơ quan Nhà nước trong hoạt động quản lý quyền sử dụng đất của người dân.
+ Trường hợp 3: Thu hồi đất diễn ra do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. Trong trường hợp Nhà nước cho thuê đất, khi hết thời hạn sử dụng, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất đai. Hoặc trong trường hợp việc sử dụng đất đai đe dọa tính mạng con người, cơ quan Nhà nước hoàn toàn có quyền đưa ra quyết định thu hồi đất.
Từ những nội dung phân tích ở trên, thu hồi đất là hoạt động pháp lý, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Theo quy định của Luật đất đai 2013, trong trường hợp người dân vi phạm các quy định của pháp luật về việc sử dụng đất đai, cơ quan Nhà nước hoàn toàn có quyền thu hồi quyền sử dụng đất của đối tượng này. Mà muốn nhà nước xác minh về vấn đề này, các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng khác có quyền làm đơn đề nghị thu hồi đất lên cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn B (thường trú tại Quảng Ninh) và ông Nguyễn Văn A là hàng xóm của nhau. Ông Nguyễn Văn A được Nhà nước cấp quyền sử dụng đất với đất rừng có tổng diện tích là 1 hecta. Ông A trồng cây keo trên đất. Trong quá trình trồng cây, ông A thường xuyên sử dụng các loại hóa chất, cho ngấm vào đất để cây nhanh phát triển. Điều này khiến đất dễ bị xói mòn. Vào mùa mưa, chất hóa học trong đất còn trôi xuống phần đất liền kề của nhà ông B, khiến đất bị khô cứng. Ông B đã nói chuyện với ông A, cho rằng hành vi của ông A là đang hủy hoại đất, nhưng ông A không nghe. Quá bức xúc, ông B làm đơn đề nghị thu hồi đất lên cơ quan chức năng có thẩm quyền. Sau khi kiểm tra, xác minh, cơ quan Nhà nước công nhận việc hủy hoạt đất của ông A, và ra quyết định thu hồi đất.
4. Ai có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất? Cá nhân, hộ gia đình nộp đơn đề nghị thu hồi đất cho đối tượng nào?
Điều 66 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền thu hồi đất như sau:
+ Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền ra quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
Thu hồi đất đối đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
+ Thẩm quyền thu hồi đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện: Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
Cơ quan này có quyền thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Từ nội dung phân tích ở trên, việc thu hồi đất trong từng trường hợp cụ thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Ủy ban nhân dân xã không có thẩm quyền thu hồi đất của các hộ dân vì bất cứ lý do gì (Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ có thẩm quyền quản lý đất, và thực hiện các hoạt động liên quan theo quy định của pháp luật).
Vậy nên, khi làm đơn đề nghị thu hồi đất, cá nhân, hộ gia đình sẽ nộp đơn lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận/ huyện (Hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố).
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013.