Trong trường hợp thay đổi phạm vi hoạt động cá nhân phải tiến hành soạn thảo đơn đề nghị thay đổi phạm vi hoạt động trong chứng chỉ khám chữa bệnh gửi đến cơ quan có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị thay đổi phạm vi hoạt động trong chứng chỉ khám chữa bệnh mới nhất là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị thay đổi phạm vi hoạt động trong chứng chỉ khám bệnh mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị thay đổi phạm vi hoạt động trong chứng chỉ khám bệnh chi tiết nhất:
- 4 4. Thủ tục đề nghị thay đổi phạm vi hoạt động trong chứng chỉ khám bệnh:
1. Đơn đề nghị thay đổi phạm vi hoạt động trong chứng chỉ khám chữa bệnh mới nhất là gì?
Đơn đề nghị thay đổi phạm vi hoạt động trong chứng chỉ khám chữa bệnh là mẫu đơn soạn thảo bới cá nhân đã được cấp chứng chỉ hành nghề nhằm mục đích điều chỉnh phạm vi hoạt động khám chữa bệnh. Đơn đề nghị thay đổi phạm vi hoạt động trong chứng chỉ khám chữa bệnh là thành phần bắt buộc trong hồ sơ đề nghị.
Đơn đề nghị thay đổi phạm vi hoạt động trong chứng chỉ khám bệnh được gửi cùng hồ sơ đề nghị thay đổi phạm vi hoạt động trong chứng chỉ khám bệnh gửi đến Sở y tế có thẩm quyền nhằm mục đích điều chỉnh nội dung phạm vi hoạt động đã ghi trong chứng chỉ.
2. Mẫu đơn đề nghị thay đổi phạm vi hoạt động trong chứng chỉ khám bệnh mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
1., ngày…. tháng… năm ….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Kính gửi: …2……..
Họ và tên: ………
Ngày, tháng, năm sinh: ……..
Địa chỉ cư trú: ………..
Giấy chứng minh nhân dân/Số định danh cá nhân/Số hộ chiếu: ….3……
Ngày cấp ……….. Nơi cấp: ……..
Điện thoại: ………. Email (nếu có): ………
Văn bằng chuyên môn:…4….
Số chứng chỉ hành nghề:………. Ngày cấp ……. Nơi cấp ……
Phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cấp: …….
Phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị thay đổi: ……
Tôi xin gửi kèm theo đơn này bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
1. Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn □
2. Giấy xác nhận quá trình thực hành □
3. Bản gốc chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp □
4. Hai ảnh màu (nền trắng) 04 cm x 06 cm □
Kính đề nghị quý cơ quan xem xét và cấp thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cho tôi./.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ, tên)
Yêu cầu:
1. Địa danh.
2. Tên cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề.
3. Ghi một trong ba thông tin về số chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu còn hạn sử dụng.
4. Văn bằng chuyên môn ghi theo đối tượng xin cấp chứng chỉ hành nghề quy định tại Điều 17 Luật khám bệnh, chữa bệnh hoặc các văn bằng chuyên môn khác.
5. Đánh dấu X vào ô vuông tương ứng với những giấy tờ có trong hồ sơ.
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị thay đổi phạm vi hoạt động trong chứng chỉ khám bệnh chi tiết nhất:
Phần kính gửi: Ghi tên cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề nơi gửi đơn
Phần thông tin người làm đơn:
Họ tên: Ghi họ tên đầy đủ bằng chữ in hoa có dấu
Mục thông tin: Ngày tháng năm sinh, địa chỉ cư trú, CMND, số điện thoại,….Khai báo trung thực, chính xác theo thông tin như trong số hộ khẩu
Văn bằng chuyên môn: Ghi thông tin văn bằng chuyên môn ghi theo đối tượng xin cấp chứng chỉ hành nghề quy định tại Điều 17 Luật khám bệnh, chữa bệnh hoặc các văn bằng chuyên môn khác.
Gửi theo các văn bằng chứng chỉ đính kèm hồ sơ. Chú ý đánh dấu x vào bảng.
4. Thủ tục đề nghị thay đổi phạm vi hoạt động trong chứng chỉ khám bệnh:
Trước khi tiến hành nộp đơn đề nghị thay đổi phạm vi hoạt động trong chứng chỉ khám bệnh đối tượng nộp đơn cần đáp ứng yêu cầu và điều kiện cấp thay đổi phạm vi hoạt động trong chứng chỉ khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể:
Yêu cầu đối với đối tượng đề nghị thay đổi phạm vi hoạt động:
+ Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
+ Đơn đề nghị cấp thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn theo Mẫu 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị thay đổi;
+ Bản gốc chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp;
+ Giấy xác nhận quá trình thực hành quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này;
+ Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
Quá trình thực hiện gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Đơn đề nghị cấp thay đổi phạm vi hoạt động
Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị thay đổi;
Bản gốc chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp;
Giấy xác nhận quá trình thực hành
Hai ảnh màu 04 cm x 06 cm được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng, tính đến ngày nộp đơn.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Sở Y tế
Bước 3: Sở Y tế tiếp nhận và gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đề nghị
Bước 3: Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ Sở Y tế sẽ xem xét thẩm định và có biên bản thẩm định, cụ thể :
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề cho đối tượng.
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải ghi cụ thể những tài liệu cần bổ sung, nội dung cần sửa đổi.
– Trường hợp không đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề, Sở Y tế sẽ có văn bản trả lời và nêu lý do.
Bước 4 : Trả chứng chỉ hành nghề cho người đề nghị
Lệ phí: 360.000 (Theo quy định tại Thông tư 278/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế)
Những nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề
1. Bảo đảm chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và an toàn cho người bệnh.
2. Phù hợp với văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn liên quan đến y tế mà người đó đã được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
3. Phù hợp với năng lực thực hiện được các kỹ thuật chuyên môn của người hành nghề theo chuyên khoa đăng ký và phù hợp với danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
4. Phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc biệt tại tuyến huyện, xã, thuộc vùng kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
5. Không phân biệt bác sỹ làm việc ở tuyến trên với tuyến dưới, bác sỹ mới được cấp chứng chỉ hành nghề hay đã làm việc lâu năm.
6. Một kỹ thuật có thể được thực hiện ở nhiều chuyên khoa, chuyên ngành nhưng kỹ thuật đó được sắp xếp ở chuyên khoa, chuyên ngành phù hợp nhất trong Danh mục kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư
Phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề là bác sỹ
+ Người hành nghề là bác sỹ có phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh đa khoa được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong trường hợp vượt quá năng lực chuyên môn.
+ Người hành nghề là bác sỹ có phạm vi hoạt động chuyên môn là khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn thuộc chuyên khoa tương ứng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và sơ cứu, cấp sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề, văn bằng, chứng chỉ hoặc chứng nhận và năng lực của người hành nghề là bác sỹ để giao cho người hành nghề bằng văn bản được thực hiện các chuyên môn kỹ thuật cụ thể tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do mình phụ trách.
Phạm vi hoạt động chuyên môn của bác sĩ y học dự phòng
Người hành nghề là bác sỹ y học dự phòng được khám, phát hiện và xử trí các bệnh thông thường; xử trí ban đầu một số trường hợp cấp cứu tại cộng đồng.
Phạm vi hoạt động chuyên môn của y sỹ
Người hành nghề là y sỹ tại tuyến xã được phép tham gia sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường theo quy định tại
Phạm vi hoạt động chuyên môn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên
Người hành nghề là điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên được thực hiện phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng quy định tại Thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.
– Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12
–
–
– Thông tư 278/2016/TT-BTC Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế
– Thông tư 35/2019/TT-BYT Thông tư quy định phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.