Đối với trường hợp tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng muốn đổi nội dung giấy phép được thực hiện trong trường hợp muốn thay đổi một trong các thông tin sau: người đại diện theo pháp luật, địa chỉ trụ sở, tên giao dịch,... Vậy mẫu đơn này có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị thay đổi nội dung giấy phép dịch vụ chứng thực chữ ký số là gì, mục đích của mẫu đơn?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị thay đổi nội dung giấy phép dịch vụ chứng thực chữ ký số:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
- 4 3. Những quy định liên quan đến thay đổi nội dung giấy phép dịch vụ chứng thực chữ ký số:
1. Mẫu đơn đề nghị thay đổi nội dung giấy phép dịch vụ chứng thực chữ ký số là gì, mục đích của mẫu đơn?
Chữ ký số là chữ ký điện tử được doanh nghiệp sử dụng trên môi trường internet để thay cho chữ ký truyền thống, thực hiện để thực hiện ký kết hợp đồng, chứng từ cần thiết, theo quy định pháp luật thì chữ ký số có hiệu lực như chữ ký cá nhân hay con dấu của doanh nghiệp.
Mẫu đơn đề nghị thay đổi nội dung giấy phép dịch vụ chứng thực chữ ký số là văn bản được lập ra để đề nghị về việc thay đổi nội dung giấy phép dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Mục đích của mẫu đơn đề nghị thay đổi nội dung giấy phép dịch vụ chứng thực chữ ký số: Mẫu đơn được tổ chức muốn thay đổi nội dung giấy phép dịch vụ chứng thực chữ ký số lập ra nhằm đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành thay đổi nội dung giấy phép khi tổ chức này muốn thay đổi các thông tin trên giấy phép đã được cấp trước đó.
2. Mẫu đơn đề nghị thay đổi nội dung giấy phép dịch vụ chứng thực chữ ký số:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……………(1)
——-
Số: …
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NỘI DUNG GIẤY PHÉP CUNG CẤP DỊCH VỤ CHỨNG THỰC CHỮ KÝ SỐ CÔNG CỘNG
Kính gửi: Bộ Thông tin và Truyền thông.
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số …/2018/NĐ-CP ngày… tháng … năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
Căn cứ Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng số …/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày…tháng…năm…;
(Tên doanh nghiệp) đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông thay đổi nội dung Giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng số…/GP-BTTTT như sau:
1. Lý do thay đổi nội dung giấy phép (2)
…………
2. Nội dung giấy phép đề nghị thay đổi (3)
………
3. Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung giấy phép (4)
STT | Tên tài liệu | Số lượng | Ghi chú |
1 | |||
2 | |||
3 | |||
… |
4. Cam kết
(Tên doanh nghiệp) cam kết chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin cung cấp nêu trên cùng các tài liệu kèm theo và cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số và pháp luật có liên quan./.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức.
(2)Lý do thay đổi nội dung giấy phép;
(3) Nội dung giấy phép đề nghị thay đổi;
(4) Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung giấy phép.
3. Những quy định liên quan đến thay đổi nội dung giấy phép dịch vụ chứng thực chữ ký số:
3.1. Thay đổi nội dung giấy phép:
Theo Điều 16 Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
– Thay đổi nội dung giấy phép được thực hiện trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi một trong các thông tin sau: người đại diện theo pháp luật, địa chỉ trụ sở, tên giao dịch.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung giấy phép tại Bộ Thông tin và Truyền thông. Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung giấy phép gồm: Đơn đề nghị thay đổi nội dung giấy phép theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, báo cáo mô tả chi tiết nội dung đề nghị thay đổi và các tài liệu liên quan.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm tra, cấp lại giấy phép cho doanh nghiệp với các nội dung thay đổi; trường hợp từ chối cấp, phải
Theo đó đối với trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung giấy phép về: người đại diện theo pháp luật, địa chỉ trụ sở, tên giao dịch thì hồ sơ cần có các giấy tờ đề nghị và mô tả nội dung thay đổi của giấy phép. Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm tra, cấp lại giấy phép cho doanh nghiệp với các nội dung thay đổi trong thời hạn 15 ngày làm việc
– Trường hợp giấy phép bị mất hoặc bị hư hỏng, doanh nghiệp gửi đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong đó nêu rõ lý do tới Bộ Thông tin và Truyền thông. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét và cấp lại giấy phép cho doanh nghiệp.
Thời hạn của giấy phép cấp lại do bị mất hoặc bị hư hỏng là thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp.
– Để đảm bảo tính liên tục của việc cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp có mong muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép tối thiểu 90 ngày trước ngày giấy phép hết hạn. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép do hết hạn gồm:
Đơn đề nghị cấp lại giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của doanh nghiệp do giấy phép cũ hết hạn theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
Giấy xác nhận ký quỹ của một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này;
Những thông tin về việc thay đổi nhân sự, kỹ thuật của doanh nghiệp liên quan đến điều kiện cấp phép theo quy định tại các khoản 3, 4 Điều 13 Nghị định này (nếu có).
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan thẩm tra hồ sơ và kiểm tra việc doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện cấp phép trên thực tế và cấp lại giấy phép cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện cấp phép, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.
Thời hạn giấy phép cấp lại do hết hạn là 10 năm.
Như vậy, đối với các trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung giấy phép dịch vụ chứng thực chữ số thì doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan đến sự thay đổi trên giấy chứng nhận cùng đơn đề nghị thay đổi. Bộ Thông tin và Truyền thông có nghĩa vụ thẩm tra, cấp lại giấy phép cho doanh nghiệp với các nội dung thay đổi trong thời hạn làm việc quy định của luật.
3.2. Hồ sơ cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng:
Theo Điều 14 Nghị định 130/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
– Đơn đề nghị cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
– Giấy xác nhận ký quỹ của một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Giấy xác nhận này phải bao gồm, nhưng không giới hạn, điều khoản cam kết thanh toán vô điều kiện và không hủy ngang cho Bên nhận ký quỹ bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn của khoản tiền ký quỹ để giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ do lỗi của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng và thanh toán chi phí tiếp nhận và duy trì cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy phép.
– Hồ sơ nhân sự gồm: Sơ yếu lý lịch, bằng cấp, chứng chỉ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của doanh nghiệp đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này.
– Phương án kỹ thuật nhằm đảm bảo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định này.
– Quy chế chứng thực theo mẫu quy định tại Quy chế chứng thực của Tổ chức cung cấp chứng thực chữ ký số quốc gia.
Để có thể cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng thì tổ chức cần có giấy phép và việc đầu tiên là tổ chức phải gửi hồ sơ xin cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm đầy đủ các giấy tờ liên quan đến các điều kiện hoạt động. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cho tổ chức có đề nghị.