Việc áp dụng một chế độ dinh dưỡng khoa học trong từng bữa ăn hàng ngày đặc biệt quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai. Để thay đổi khẩu phần ăn phù hơp cho trẻ thì phụ huynh có thể nộp đơn đề nghị thay đổi khẩu phần ăn cho học sinh.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị thay đổi khẩu phần ăn cho học sinh là gì?
Đơn đề nghị thay đổi khẩu phần ăn cho học sinh là văn bản của phụ huynh hoặc đại diện hội phụ huynh học sinh gửi tới Ban giám hiệu nhà trường hoặc cơ sở được nhà trường cho phép cung cấp thực đơn ăn uống cho học sinh thuộc diện ăn bán trú tại trường yêu cầu thay đổi khẩu phần ăn cho học sinh khi có căn cứ cho rằng khẩu phần ăn hiện tại không đủ tiêu chuẩn.
Đơn đề nghị thay đổi khẩu phần ăn cho học sinh thể hiện mong muốn của phụ huynh học sinh gửi tới ban giám hiệu nhà trường để thay đổi khẩu phần ăn cho học sinh giúp cho các em thay đổi món ăn theo từng ngày để không bị ngán và học sinh hứng thú hơn với khẩu phẩn ăn ở trường
2. Mẫu đơn đề nghị thay đổi khẩu phần ăn cho học sinh mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-o0o————-
…, ngày… tháng … năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI KHẨU PHẦN ĂN CHO HỌC SINH
(V/v thay đổi khẩu phần bữa ăn cho học sinh)
Kính gửi: Ban giám hiệu Trường Mầm non …
Căn cứ: Thông tư …./……sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo thông tư số …/…../TT-BGDĐT ngày … tháng … năm …. của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Tôi tên là: … Sinh năm: …
Giấy chứng minh nhân dân: ….cấp ngày …/…/… tại: …
Điện thoại liên hệ: …
Là phụ huynh của cháu …, hiện đang học lớp mẫu giáo nhỡ, Trường mầm non …
Tôi làm đơn này xin trình bày với Quý cơ quan một sự việc sau:
Theo Thông tư …/…../TT-BGDĐT thì năng lượng cho 1 ngày hoạt động là 1,230 – 1,320 kalo. Trong đó: Năng lượng phân phối cho các bữa ăn như sau: Bữa chính buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp từ 15% đến 25% năng lượng cả ngày. Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng theo cơ cấu: Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13% – 20% năng lượng khẩu phần; Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 25% – 35% năng lượng khẩu phần; Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 52% – 60% năng lượng khẩu phần; Nước uống: khoảng 1,6 – 2,0 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn). Tuy nhiên, hiện nay theo như tôi được biết, nhà trường đang cung cấp cho các bé khẩu phần ăn không đạt chuẩn năng lượng theo Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo với khẩu phần ăn chỉ có bữa chính có … và bữa phụ có … trong suốt thời gian dài. Con tôi không được ăn uống đủ kalo dẫn đến việc bé không phát triển được chiều cao và cân nặng theo như bảng theo dõi chiều cao và cân nặng của Bộ y tế.
Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị Ban giám hiệu nhà trường phối hợp cùng các bên có liên quan tính toán lại khẩu phần ăn của học sinh một cách hợp lý và đúng đắn nhất.
Kèm theo đơn đề nghị này, tôi xin gửi tới Quý cơ quan các tài liệu như sau:
-Báo cáo phân tích khẩu phần ăn hàng ngày của các cháu do Viện dinh dưỡng thực hiện.
-Sơ đồ tăng trưởng cân nặng và chiều cao phù hợp với lứa tuổi của Bộ y tế ban hành.
Kính mong Quý cơ quan nhanh chóng xem xét xử lý yêu cầu trên của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị thay đổi khẩu phần ăn cho học sinh:
-Phần kính gửi: Ghi rõ tên trường
-Phần thông tin: nêu rõ thông tin cá nhân của bản thân và ghi rõ là phụ huynh của học sinh nào,…
4. Một số quy định về khẩu phần ăn cho học sinh:
Chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi cho trẻ dưới 36 tháng tuổi quy định tại
– Số bữa ăn tại cơ sở giáo dục mầm non: Hai bữa chính và một bữa phụ.
+ Năng lượng phân phối cho các bữa ăn: Bữa ăn buổi trưa cung cấp từ 30% đến 35% năng lượng cả ngày. Bữa ăn buổi chiều cung cấp từ 25% đến 30% năng lượng cả ngày. Bữa phụ cung cấp khoảng 5% đến 10% năng lượng cả ngày.
+ Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:
Chất đạm (Protit) cung cấp khoảng 13% – 20% năng lượng khẩu phần.
Chất béo (Lipit) cung cấp khoảng 30% – 40% năng lượng khẩu phần
Chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 47% – 50% năng lượng khẩu phần.
-Nước uống: khoảng 0,8 lít – 1,6 lít/trẻ/ngày (kể cả nước trong thức ăn).
-Xây dựng thực đơn hằng ngày, theo tuần, theo mùa.
4.1.Chế độ dinh dưỡng cho học sinh tiểu học:
Mỗi bữa ăn của trẻ ở độ tuổi này cần phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất sau:
Chất bột đường (Gluxit)
Đối với trẻ em ở độ tuổi tiểu học thì cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước hết để trẻ hấp thù và phát triển tốt thì cần phải đảm bảo trẻ có đủ năng lượng, đủ năng lượng ở đay có nghĩa là trẻ cần được ăn no và đầy đủ các chất. Năng lượng được cung cấp cho trẻ ở độ tuổi này chủ yếu qua cơm và các sản phẩm chế biến từ gạo Thỉnh thoảng các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn thêm ngô, khoai và sắn là những thực phẩm trong nhóm ngũ cốc vừa cung cấp chất bột vừa là nguồn chất xơ tốt.
Chất Đạm (Protein)
Protein hay còn được gọi là chất đạm đây được xem là nguồn cung cấp năng lượng rất dồi dào cho cơ thể của trẻ nhỏ ở độ tuổi này; Chất đạm có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và tái tạo tất cả các mô trên cơ thể giúp trẻ phát triển toàn diện về thể trạng không chỉ có vậy mà chất đạm còn tham gia vào các hoạt động điều hòa chuyển hóa và tiêu hóa, sản xuất kháng thể và tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn cho trẻ nhỏ.
Theo như quy định từ tháp dinh dưỡng của trẻ em tiểu học thì lượng chất đạm trong khẩu phần của trẻ cần nhiều hơn người lớn, nhu cầu đạm ở lứa tuổi này cần 3-3,5g/kg thể trọng và quy định trung bình khoảng 30-50g/ngày/trẻ. Các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn đa dạng các thức ăn giàu đạm và cả các loại thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt lợn, bò, gà, vịt, ngan…, cá, cá biển, trứng, sữa , tôm, cua; và thức ăn có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.
Tuy nhiên cũng không phải vì chất đạm tốt mà phụ huỵnh cho trẻ ăn thừa chất đạm. việc cho trẻ ăn chất đạm phải ở mức độ vừa phải và hợp lý theo khẩu phần dinh dưỡng đã được quy định, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ ăn quá nhiều đạm vì có thể gây gánh nặng cho trẻ nhất là khi trẻ uống thiếu nước. Các sản phẩm chuyển hóa trung gian của lượng đạm dư thừa sẽ gây độc hại cho cơ thể.
Vitamin và Chất khoáng
Vitamin được rất nhiều người biết tới là một nhóm chất hữu cơ có hàm lượng trong cơ thể không cao nhưng lại có tác dụng mạnh và đặc hiệu. Khi phụ huynh để trẻ em ở độ tuổi này thiếu vitamin sẽ gây ra nhiều rối loạn chuyển hóa quan trọng trong cơ thể của trẻ nhỏ.
Theo tiêu chuẩn dinh dưỡng của trẻ em học tiểu học thì mọi vitamin đều cần cho trẻ, đặc biệt về nhu cầu vitamin A và vitamin C cho trẻ là rất cần thiết. Nhu cầu vitamin A của trẻ lứa tuổi nhi đồng như người lớn từ 400-500 mg/ngày. Khi vào cơ thể caroten có thể được chuyển thành Vitamin A, nhưng trẻ em có nhược điểm là hấp thu caroten rất thấp nhất là khi bữa ăn có quá ít dầu mỡ. chính vì vậy khi cho trẻ ăn thì cần chú ý đến việc cho trẻ ăn thêm các chất để việc hấp thu caroten của trẻ được diễn ra tốt nhất và hiệu quả nhất.
4.2. Chế độ ăn cho trẻ lứa tuổi tiểu học:
Ở lứa tuổi này, nếu cho trẻ ăn uống quá mức sẽ dẫn đến thừa cân và béo phì, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, nhất là ở các thành phố lớn. Ngược lại nếu ăn không đủ trẻ sẽ bị còi cọc, hay ốm đau, bị thiếu máu hay buồn ngủ, ngủ gật trong giờ học dẫn đến học kém và chán học.
Vậy ở lứa tuổi này trẻ nên ăn bao nhiêu là đủ?
Nhu cầu về năng lượng và chất đạm ở lứa tuổi này như sau:
6 tuổi: Năng lượng 1600; Chất đạm 36g
7– 9 tuổi: Năng lượng 1800; Chất đạm 40g
10– 12 tuổi: Năng lượng 2100– 2200; Chất đạm 50g
Chú ý: Nếu không có điều kiện chế biến nhiều loại món ăn trong một ngày thì có thể tính lượng đạm của trẻ như sau: Cứ 100g thịt nạc tương đương với 150g cá hoặc tôm, 200g đậu phụ, 2 quả trứng vịt hoặc 3 quả trứng gà. Nếu ăn các loại bún, miến, phở, khoai, ngô, sắn thì phải giảm bớt lượng gạo đi.
4.3. Chế biến thức ăn cho trẻ như thế nào?
Lứa tuổi này trẻ đã hoàn toàn ăn cùng với gia đình, tuy nhiên các bà mẹ cần lưu ý một số điểm sau:
– Cho trẻ ăn no và nhiều vào bữa sáng (để tránh ăn quà vặt ở đường phố, hoặc một số trẻ ăn quá ít, nhịn sáng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí hạ đường huyết trong giờ học).
– Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn một vài loại nhất định.
– Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau, để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
– Ăn đúng bữa, không ăn vặt, không ăn bánh, kẹo, nước ngọt trước bữa ăn
– Không nên nấu thức ăn quá mặn, tập thói quen ăn nhạt.
– Không nên ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt vì dễ bị sâu răng. Ðến bữa ăn nên chia suất ăn riêng cho trẻ, để tránh ăn quá ít hoặc quá nhiều.
– Tập thói quen uống nước kể cả khi không khát, lượng nước nên uống một ngày 1 lít.
– Giáo dục cho trẻ thói quen vệ sinh ăn uống: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
– Số bữa ăn: nên chia 4 bữa 1 ngày, 3 bữa chính một bữa phụ.