Khi cơ quan tiếp nhận bản án, quyết định thì phải phân công chấp hành viên thi hành đối với vụ án, trường hợp đương sự yêu cầu thay đổi chấp hành viên theo quy định pháp luật thì cơ quan phải có nhiệm vụ xem xét để thay đổi chấp hành viên.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị thay đổi chấp hành viên là gì?
Thi hành án là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được tiến hành theo thủ tục, trình tự được pháp luật quy định nhằm thực hiện các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự. Chấp hành viên có ba ngạch là Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp
Mẫu số 20/PTHA: Đơn đề nghị thay đổi chấp hành viên là mẫu đơn mà người đề nghị gửi đến cơ quan Thi hành án đề nghị việc thay đổi chấp hành viên đang chấp hành thi hành án khi xét thấy có những trường hợp được phép thay đổi chấp hành viên để đảm bảo quyền, lợi ích của người đang bị thi hành án
Mẫu số 20/PTHA: Đơn đề nghị thay đổi chấp hành viên là mẫu đơn được đương sự lập ra khi nhận thấy những vi phạm pháp luật và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người làm đơn với mục đích đề nghị lên cơ quan có thẩm quyền thi hành án việc được thay đổi chấp hành viên bảo vệ quyền, lợi ích của người bị thi hành án trong trường hợp xét thấy Chấp hành viên đang thi hành có những yếu tố không được thi hành án đối với đương sự
2. Mẫu số 20/PTHA: Đơn đề nghị thay đổi chấp hành viên:
Mẫu số 20/PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Về việc thay đổi Chấp hành viên
Kính gửi: Phòng Thi hành án ………
Theo Quyết định về việc phân công Chấp hành viên số ……… ngày ……. tháng ….. năm ……. của Trưởng phòng Thi hành án…… thì Chấp hành viên ………. có trách nhiệm tổ chức thi hành Bản án, Quyết định số …… ngày … tháng …… năm …… của ….. … và Quyết định thi hành án số……. ngày …… tháng ……. năm …… của ……
Các khoản phải thi hành:………..
Đối với ……..
Người được thi hành án ………
địa chỉ: ………..
Người phải thi hành án ……….
địa chỉ: ………..
Lý do yêu cầu thay đổi chấp hành viên:………
Các tài liệu kèm theo……..
……., ngày…tháng…năm…
NGƯỜI LÀM ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ, tên hoặc điểm chỉ)
3. Hướng dẫn lập Mẫu số 20/PTHA: Đơn đề nghị thay đổi chấp hành viên:
– Quốc hiệu và tiêu ngữ
– Tên mẫu đơn: Đơn đề nghị thay đổi chấp hành viên
– Nội dung thay đổi chấp hành viên
– Ký xác nhận đơn
4. Một số quy định liên quan:
Căn cứ pháp lý:
– Luật THADS số 26/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Luật số 64/2014/QH13.
–
– Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự.
4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên:
Căn cứ theo Luật thi hành án Dân sự quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên như sau:
– Chấp hành viên có nhiệm vụ kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; có quyền ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.
– Chấp hành viên có nhiệm vụ thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.
– Chấp hành viên có nhiệm vụ triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.
– Chấp hành viên có nhiệm vụ xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
– Chấp hành viên có quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
– Chấp hành viên có quyền yêu cầu
– Chấp hành viên có quyền lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
– Chấp hành viên có quyền quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.
– Chấp hành viên có quyền được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.
– Chấp hành viên có quyền và thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.
Theo đó, những việc Chấp hành viên không được làm:
– Chấp hành viên không được làm những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.
– Chấp hành viên không được tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.
– Chấp hành viên không được can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.
– Chấp hành viên không được sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản liên quan đến thi hành án.
– Chấp hành viên không được làm thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
+ Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
+ Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
– Chấp hành viên không được làm sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
– Chấp hành viên không được sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.
– Chấp hành viên không được cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.
Như vậy căn cứ theo pháp luật thì chấp hành viên có nhiệm vụ và quyền hạn đối với công tác thi hành án cụ thể là trong thi hành vụ việc được người có thẩm quyền phân công thi hành nhiệm vụ theo đúng nội dung của bản án, quyết định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án. Theo đó, chấp hành viên chỉ được thực hiện trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của mình, không được làm một số việc theo lợi ích cá nhân. Với vai trò vô cùng quan trọng, Chấp hành viên phải là người đủ điều kiện và phù hợp theo pháp luật hiện hành
4.2. Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên:
– Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp sau đây:
+ Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích trong họ hàng
+ Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp chấp hành viên đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng trong cùng vụ án đó;
+ Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp chấp hành viên chậm trễ giải quyết việc thi hành án;
+ Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp đương sự xét thấy có căn cứ khác cho rằng Chấp hành viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
– Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên của đương sự phải được lập thành văn bản và gửi Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc yêu cầu thay đổi Chấp hành viên. Trường hợp Chấp hành viên đang thi hành vụ việc là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì đương sự gửi văn bản đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu thay đổi Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên phải xem xét, quyết định thay đổi Chấp hành viên; trường hợp không có căn cứ thay đổi Chấp hành viên thì trả lời bằng văn bản cho người đã có yêu cầu thay đổi Chấp hành viên và nêu rõ lý do.
Như vậy, trong quyết định thi hành án dân sự thì chấp hành viên sẽ là người được cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan thi hành án phân công và ra các quyết định thi hành án theo thẩm quyền của mình. Tuy nhiên, khi tiến hành thi hành án thì đương sự có quyền yêu cầu thay đổi chấp hành viên thi hành án khi xét thấy ảnh hưởng đến các quyền lợi của bản thân mà được pháp luật quy định.