Trường hợp chưa làm tốt trách nhiệm của ban quản lý hoặc tự tiện dùng quyền hạn của mình trong tòa nhà để làm những việc tư lợi cá nhân hoặc xâm phạm đến lợi ích của người dân sống trong tòa nhà, những trường hợp đó người dân có thể làm đơn đề nghị thay ban quản lý tòa nhà.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị thay ban quản lý tòa nhà là gì?
Mẫu đơn đề nghị thay ban quản lý tòa nhà là mẫu đơn đề ra với các thông tin cần thiết và nội dung đề nghị thay ban quản lý tòa nhà với các lí do đề đạt lên chủ đầu tư tòa nhà xem xét
Mẫu đơn đề nghị thay ban quản lý tòa nhà để gửi chủ đầu tư tòa nhà xem xét việc đề nghị thay ban quản lý tòa nhà
2. Mẫu đơn đề nghị thay ban quản lý tòa nhà:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
………, ngày …. tháng ….. năm 2018
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY BAN QUẢN LÝ TÒA NHÀ
(Vì lý do vô trách nhiệm, tắc trách trong quá trình giám sát, quản lý tòa nhà)
Kính gửi:….
Chủ đầu tư:….
Chúng tôi là đại diện những hộ dân đang sinh sống tại Tòa nhà ……. do quý công ty là chủ đầu tư, nằm tịa địa chỉ ……………….
Bằng Đơn này chúng tôi muốn trình bày quan điểm và đưa ra một số việc làm của Ban quản lý tòa nhà hiện tại đã và đang gây ra nhiều hậu quả cho cư dân sinh sống tại Tòa nhà:
Ví dụ: Việc Ban quản lý Tòa nhà tùy tiện cho các đơn vị kinh doanh A vào chiếm diện tích các khu công cộng sử dụng chung để phục vụ kinh doanh, hạn chế không gian sinh hoạt của dân cư, tùy tiện sửa chữa không có các biện pháp bảo hộ, rào chắn đầy đủ làm rơi vật liệu xây dựng lên đồ đạc, xe cộ của cư dân, công khai tăng các loại phí không có thông báo trước,….
(Chú ý: Người viết đơn cần trình bày cụ thể, rõ ràng, chi tiết sự việc và những thông tin, hình ảnh tìm hiểu được)
Vì vậy, bằng văn bản này, chúng tôi đề nghị Chủ đầu tư của tòa nhà ngay lập tức có biện pháp khắc phục, thay tổ chức khác thực hiện nhiệm vụ Quản lý, giám sát Tòa nhà nhằm đảm bảo an toàn, ổn định nói chung và bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân nói riêng hiện đang sinh sống trong trong khu vực./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI LÀM ĐƠN
3. Hướng dẫn và lưu ý khi làm đơn:
– Ghi đầy đủ thông tin cá nhân
– Lý do cần đề nghị thay đổi
– Tài liệu kèm theo, hình ảnh nếu có, nên có bằng chứng đi kèm
– Kí tên
– Lưu ý: Người viết đơn cần trình bày cụ thể, rõ ràng, chi tiết sự việc và những thông tin, hình ảnh tìm hiểu được
4. Các thông tin liên quan:
Cơ sở hình thành ban quản lý tòa nhà chung cư như sau:
– Tòa nhà chung cư là tài sản sở hữu chung của tất cả những người dân đang sinh sống. Chính vì vậy, từng người dân đang sinh sống phải có trách nhiệm góp phần vào việc vận hành và bảo trì bảo dưỡng tòa nhà. Họ phải tham gia và chịu trách nhiệm cho những tai nạn có thể xảy ra trong quá trình vận hành hoặc bảo trì tòa nhà chưa đúng cách.
– Vận hành tòa nhà chung cư không phải là việc đơn giản. Nó bao gồm vô số sự việc liên quan từ dịch vụ vệ sinh, duy trì an ninh trong công cộng cho đến các công việc không định kỳ, chẳng hạn lựa chọn công ty quản lý tài sản và phí bảo trì bảo dưỡng tòa nhà. Tất cả những vấn đề đó chỉ được thực hiện một cách suôn sẻ, êm thấm khi nhận được sự đồng thuận của tất cả tất cả những cư dân. Nhưng đối với những tòa nhà có tới hàng nghìn căn hộ thì điều này là không khả thi thậm chí là không thực tế
Như vậy, Ban quản lý được thành lập ra có quyền kiểm soát, sửa chữa, vận hành các khu vực công cộng và các tiện ích chung của tòa nhà. ban quản trị có quyền thay mặt dân cư tòa nhà kí kết hợp đồng với tất cả những công ty điều hành, điều hành nhà chung cư cũng như hợp đồng bảo trì với tất cả những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. ban quản lý có quyền chỉ định hoặc chấm dứt hoạt động đối với một công ty vận hành và quyền theo dõi, kiểm tra các công việc của công ty này. Theo Luật nhà ở, ban quản lý tòa nhà chung cư hoạt động theo nguyên tắc đa số. Mọi vấn đề về việc kiểm soát, tất cả những vấn đề chung của tòa nhà đều được thông qua trong Hội nghị tòa nhà chung cư . Ban quản trị tiến hành lấy ý kiến của cư dân đánh giá bán chất lượng dịch vụ quản lý điều hành của doanh nghiệp điều hành vận hàn nhà chung cư; thay mặt cư dân nêu tất cả những đề xuất, xin hỗ trợ, tư vấn từ những cơ quan Chức năng nếu cần. vận hành khu tập thể chung cư không chỉ có một cách duy nhất là thông qua ban điều hành nhưng thực tế tại tất cả những nước đã cho thấy đây là một trong các giải pháp tốt nhất hiện nay.
Quy trình thành lập ban quản lý tòa nhà chung cư
– Ban quản lý tòa nhà chung cư được thành lập trong hội nghị nhà chung cư. Hội nghị nhà chung cư được tổ chức mỗi năm một lần hoặc khi có văn bản đề nghị của 30% người sử dụng và chủ sở hữu tòa nhà chung cư. Trong hội nghị sẽ tiến hành đề cử và bầu Ban quản trị; đề cử và bầu bổ sung, bãi miễn thành viên Ban quản trị trong trường hợp tổ chức Hội nghị nhà chung cư bất thường; thông qua hoặc bổ sung, sửa đổi Quy chế hoạt động của Ban quản trị; thông qua mức phụ cấp trách nhiệm cho các thành viên Ban quản trị và các chi phí hợp lý khác phục vụ cho hoạt động của Ban quản trị.
– Căn cứ vào cơ sở hình thành và cơ chế vận hành như trên nếu ban quản lý tòa nhà không làm tốt công tác quản lý vận hành như trên, làm ảnh hưởng tới lợi ích và cơ chế vận hành của tòa nhà thì có thế làm đơn đề nghị thay ban quản lý tòa nhà.
Nguyên tắc quản lý và sử dụng nhà chung cư
– Theo
+ Nhà chung cư phải được sử dụng đúng công năng, mục đích thiết kế và nội dung dự án được phê duyệt.
+ Việc quản lý, sử dụng nhà chung cư phải tuân thủ nội quy quản lý, sử dụng của từng nhà chung cư, quy định của pháp luật về nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan.
+ Việc đóng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư với đơn vị quản lý vận hành trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhà ở. Việc sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phải bảo đảm đúng mục đích, công khai, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này; việc đóng góp các khoản phí, lệ phí trong quá trình sử dụng nhà chung cư phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
+ Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng kinh phí bảo trì, kinh phí quản lý vận hành, kinh phí hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư và các khoản phí, lệ phí khác trong quá trình sử dụng nhà chung cư theo quy định của Quy chế này và pháp luật có liên quan; phải chấp hành nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư, quy định của pháp luật về nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan trong quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư.
– Ban quản trị nhà chung cư thay mặt cho các chủ sở hữu, người đang sử dụng để thực hiện các quyền và trách nhiệm liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này; trường hợp nhà chung cư không bắt buộc phải thành lập Ban quản trị theo quy định của Luật Nhà ở thì các chủ sở hữu, người đang sử dụng tự thỏa thuận phương án quản lý nhà chung cư.
+ Các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư được giải quyết theo quy định của Luật Nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan.
+ Mọi hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.”
Nhà trung cư là một mô hình nhà ở rất phổ biến hiện nay, bao gồm các hộ gia đình hoặc cá nhân sinh sống trong đó, việc quản lý không những liên quan tới vấn đề người dân sinh sống mà còn ảnh hưởng đến trách nhiệm và uy tín của chủ đầu tư vì thế mà việc quản lý không tốt hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống tòa nhà. Vì thế trên đây chúng tôi xin đưa ra những thông tin cần thiết về việc làm mẫu đơn cũng như hướng dẫn chi tiết làm đơn đề nghị thay ban quản lý tòa nhà.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 02/2016/TT-BXD, các nguyên tắc về quản lý và sử dụng nhà chung cư
– Luật số: 65/2014/QH13