Cùng với sự phát triển của thương mại trong nước và quốc tế, trọng tài thương mại đóng vai trò là một phương thức giải quyết tranh chấp mang tính tài phán để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại. Các chủ thể muốn thành lập cần sử dụng đến đơn đề nghị thành lập trung tâm trọng tài.
Mục lục bài viết
1. Trọng tài thương mại là gì?
Trọng tài thương mại ở Việt Nam là cơ quan tài phán được thành lập từ rất lâu, nhưng khái niệm về trọng tài thương mại lại dường như khá mới đối với nhiều người. Khái niệm trọng tài thương mại thường được tiếp cận trên phương diện là hình thức giải quyết tranh chấp hoặc cơ quan giải quyết tranh chấp. Tại
Hiện nay có hai hình thức trọng tài được sử dụng đó chính là Trọng tài vụ việc và Trọng tài quy chế hay còn có tên gọi khác là Trọng tài thường trực. Việc lựa chọn một hình thức trọng tài phù hợp tùy thuộc vào ý chí, điều kiện thực tế, thói quen hay nội dung của tranh chấp của các bên đương sự.
2. Đơn đề nghị thành lập trung tâm trọng tài là gì?
Đơn đề nghị thành lập trung tâm trọng tài là văn bản do các sáng lập viên lập gửi lên cơ quan có thẩm quyền nhằm đề nghị thành lập trung tâm trọng tài. Hiện nay cơ quan có thẩm quyền thành lập Trung tâm trọng tài đó chính là Bộ Tư pháp.
Đơn đề nghị thành lập trung tâm trọng tài được dùng để các sáng lập viên kê khai thông tin cá nhân cũng như các thông tin khác nhằm mục đích thành lập trung tâm trọng tài. Đơn này được gửi lên cơ quan có thẩm quyền cùng hồ sơ đề nghị, đây là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét, quyết định cho thành lập trung tâm trọng tài.
3. Mẫu đơn đề nghị thành lập trung tâm trọng tài:
Mẫu đơn đề nghị thành lập trung tâm trọng tài là mẫu số 02/TP- TTTM trong Phụ lục của Thông tư số 12/2012/TT- BTP ngày 07 tháng 11 năm 2012 do Bộ Tư pháp ban hành một số biểu mẫu được sử dụng trong tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại, mẫu đơn như sau:
Mẫu số 02/TP-TTTM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/TT-BTP)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP TRUNG TÂM TRỌNG TÀI
Kính gửi: Bộ Tư pháp
Chúng tôi gồm các sáng lập viên có tên sau đây (ghi rõ và đầy đủ thông tin vào các cột dưới đây):
STT | Họ và tên | Năm sinh | Giới tính | Quốc tịch | Số CMND/ Hộ chiếu/ Nơi cấp | Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú | Nghề nghiệp, Trình độ chuyên môn |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | |
Đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài với nội dung cụ thể như sau:
1. Tên Trung tâm trọng tài (ghi tên gọi đầy đủ):
…… (1)
Tên viết tắt (nếu có): ……
Tên giao dịch bằng tiếng Anh:..…
2. Người đại diện theo pháp luật:
Họ và tên: …… (2)
Chức vụ: …… (3)
Quốc tịch: …… (4)
3. Địa điểm đặt trụ sở: (ghi rõ số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố):
……
4. Lĩnh vực hoạt động, mục tiêu hoạt động của Trung tâm trọng tài:
…… (5)
5. Thời gian hoạt động của Trung tâm trọng tài:
…… (6)
Chúng tôi xin cam kết chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực và chính xác của nội dung Đơn đề nghị và hồ sơ kèm theo; chấp hành nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại.
Tài liệu gửi kèm bao gồm:
1. ……
2. ……
3. ……
4. ……
5. ……
Tỉnh (thành phố), ngày……tháng ….năm….
Các sáng lập viên
(Ký và ghi rõ họ, tên)
4. Soạn thảo đơn đề nghị thành lập trung tâm trọng tài:
(1) Ghi đầy đủ tên của Trung tâm trọng tài/ Chi nhánh/Văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam
(2) Họ tên của người đại diện
(3) Chức vụ của người đại diện
(4) Ghi các thông tin theo Hộ chiếu/ Chứng minh nhân dân
(5) Ghi lĩnh vực hoạt động của trung tâm trọng tài
(6) Ghi thời gian dự tính hoạt động của trung tâm trọng tài
5. Quy định pháp luật về thủ tục thành lập trung tâm trọng tài:
* Điều kiện và thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài
Điều kiện thành lập Trung tâm trọng tài được quy định tại Điều 24 của
Để Trung tâm trọng tài được ra đời thì cần trải qua thủ tục đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.
* Thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài
Các cá nhân là sáng lập viên của Trung tâm trọng tài tiến hành nộp Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài gồm Đơn đề nghị thành lập; Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành; Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đến cơ quan có thẩm quyền, ở đây cơ quan đó chính Bộ Tư pháp
Sau khi nhận được hồ sơ, thì cán bộ được phân công nhiệm vụ sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, nếu cần thiết thì yêu cầu các sáng lập viên sửa đổi, bổ sung hồ sơ đến khi đạt được hồ sơ hợp lệ và đầy đủ. Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài trong vòng 30 ngày, kể từ ngày Bộ Tư pháp nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy phép thành lập, thì Bộ Tư pháp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do tại sao không cấp giấy phép.
Sau khi được cấp Giấy phép thành lập, thì Trung tâm trọng tài phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động thì mới đủ điều kiện để Trung tâm trọng tài đi vào hoạt động. Cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài đó chính là Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở. Thời hạn để Trung tâm trọng tài thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động đó chính là trong vòng 30 ngày kể từ ngày Trung tâm trọng tài nhận được giấy phép thành lập.
Trung tâm trọng tài nộp 01 bộ Hồ sơ đăng ký hoạt động gồm các giấy tờ: Đơn đăng ký hoạt động; Bản sao có chứng thực Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài; và nộp Bản sao có chứng thực Điều lệ Trung tâm trọng tài đến Sở Tư pháp có thẩm quyền. Sở Tư pháp sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu hồ sơ và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu cần thiết. Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận được hồ sơ hợp lệ. Và Sở Tư pháp có nhiệm vụ gửi 01 bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Bộ Tư pháp trong vòng 07 ngày làm việc bắt đầu tính từ ngày Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm trọng tài
Trung tâm trọng tài thực hiện việc công bố thành lập theo quy định của pháp luật trọng tài và khắc con dấu theo quy định của pháp luật sau khi Trung tâm trọng tài được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Trung tâm trọng tài được hoạt động kể từ ngày được cấp Sở Tư pháp Giấy đăng ký hoạt động.
* Cơ sở pháp lý
–
– Nghị định số 63/2011/NĐ- CP của Chính phủ ngày 28 tháng 07 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trọng tài thương mại
– Nghị định số 124/2018/NĐ- CP ngày 19 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Thông tư số 12/2012/TT- BTP ngày 07 tháng 11 năm 2012 do Bộ Tư pháp ban hành một số biểu mẫu được sử dụng trong tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại