Ngày nay, rất nhiều hội nhóm, câu lạc bộ được thành lập nhằm gắn kết những cá nhân có chung sở thích, đam mê với nhau, là môi trường để họ có thể phát huy những năng khiếu vốn có của mình hay đơn giản chỉ là nơi giải trí sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị thành lập câu lạc bộ là gì?
Đơn đề nghị thành lập câu lạc bộ là văn bản do thành viên câu lạc bộ lập ra nhằm để đề nghị quản lý, lãnh đạo của một trung tâm, trường học,…cho phép thành lập câu lạc bộ tại chính nơi đó, tạo điều kiện cho các thành viên có cùng sở thích, đam mê được sinh hoạt cùng nhau.
Đơn đề nghị thành lập câu lạc bộ được lập nhằm mục đích tạo ra môi trường cho các thành viên có cùng đam mê, sở thích, năng khiếu,…được giao lưu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, phát huy năng lực của bản thân, cũng là để thư giãn, giải trí sau quá trình học tập và làm việc mệt mỏi.
2. Mẫu đơn đề nghị thành lập câu lạc bộ:
Để đáp ứng nhu cầu thành lập câu lạc bộ trong đa dạng các môi trường như hiện nay, chúng tôi gửi đến bạn 2 mẫu đơn đề nghị thành lập câu lạc bộ:
Mẫu số 1
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———- & ————
ĐƠN XIN THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ………….
Kính gửi:
– Ban Giám đốc Cung văn hóa ………..
– Phòng nghiệp vụ VHTT Cung văn hóa
Cung văn hóa ……….là Trung tâm văn hóa lớn của thành phố, những năm qua đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy, thu hút đông đảo CBCNVC và các tầng lớp nhân dân lao động thành phố đến tham gia sinh hoạt, học tập với nhiều nội dung phong phú đa dạng.
Chúng tôi là những quần chúng có cùng chung sở thích….. Hiện đang tập luyện tại …..số lượng hội viên: ……….người.
Chúng tôi làm đơn này kính đề nghị Ban Giám đốc; Phòng nghiệp vụ VHTT Cung văn hóa cho phép thành lập câu lạc bộ……..và được sinh hoạt tại Cung văn hóa.
Chúng tôi xin hứa sẽ chấp hành và thực hiện nghiêm nội qui của Cung văn hóa và qui chế của câu lạc bộ; Tổ chức tốt nội dung sinh hoạt thường kỳ của CLB, tích cực tham gia các hoạt động do Cung văn hóa tổ chức; sẵn sàng tham gia các hoạt động đỉnh cao, các chương trình giao lưu…; có trách nhiệm đóng góp lệ phí sinh hoạt theo yêu cầu của Cung văn hóa.
Xin chân thành cám ơn!
Mẫu số 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP
Câu lạc bộ ……
Kính gửi: Hội Sinh viên Trường………
Nhằm hưởng ứng phong trào …..…… trong sinh viên trường………, đồng thời góp phần tạo nên sân chơi giải trí lành mạnh, bổ ích cho sinh viên sau những giờ học tập căng thẳng.
Căn cứ tình hình và nhu cầu của sinh viên về lĩnh vực ………
Tôi tên: ……… lớp ………
Hiện đang sinh hoạt tại CLB ……
Thay mặt cho nguyện vọng của nhóm yêu thích lĩnh vực ………… đang học tập và rèn luyện tại trường…….kính đề nghị Hội Sinh viên trường tạo điều kiện cho chúng tôi thành lập Câu lạc bộ ………
Chúng tôi xin chấp hành đúng các quy định pháp luật của Nhà nước, nội quy của Nhà trường và quy chế hoạch động CLB của………..
Trong lúc chờ sự đồng ý và ra quyết định công nhận của Hội Sinh viên trường ……., đại diện cho nhóm yêu thích ………. xin chân thành cảm ơn.
Trân trọng.
…., ngày…….tháng…..năm……
Người làm đơn
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị thành lập câu lạc bộ:
– Đề gửi người có thẩm quyền trong việc ban hành quyết định thành lập câu lạc bộ
Ví dụ: ở trường thì có thể gửi cho hội sinh viên của trường
– Điền rõ thông tin của người làm đơn: họ và tên, địa chỉ, số điện thoại,…
– Nêu rõ nguyện vọng muốn xin thành lập câu lạc bộ về lĩnh vực gì? Cụ thể hoạt động ra sao?
– Nêu rõ những cam kết trong quá trình hoạt động của câu lạc bộ.
4. Các yếu tố cần có để thành lập câu lạc bộ:
Câu lạc bộ là một hình thức của “hội”. Theo quy định của pháp luật, để thành lập hội cần có đủ các điều kiện sau:
– Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ;
– Có điều lệ;
– Có trụ sở;
– Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:
+ Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
+ Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.
Tuy nhiên, trên đây mới chỉ là điều kiện về tính pháp lý. Ngoài những điều kiện trên thì việc thành lập câu lạc bộ còn phải đáp ứng điều kiện như phải xuất phát từ nhu cầu thực tế, chính đáng, phù hợp với văn hóa của dân tộc xuất phát từ một nhóm người trong xã hội. Bởi lẽ câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt tự nguyện, không ép buộc mà chỉ là nơi để những người có chung sở thích, đam mê đến với nhau.
Sau khi hình thành câu lạc bộ, đội nhóm rồi, các thành viên mới tổ chức bầu ra ban chủ nhiệm, đội trưởng, nhóm trưởng và xây dựng nội quy hoạt động. Câu lạc bộ là nơi phát huy năng khiếu và sáng kiến của các hội viên nhằm đạt một mục đích nhất định, các hội viên tự xin gia nhập và cũng tự nguyện rút lui khỏi câu lạc bộ và đến lúc nào đó, nếu tất cả các hội viên không còn nhu cầu chung nữa thì câu lạc bộ sẽ giải thể.
Có thể thấy, việc thành lập câu lạc bộ có những ưu điểm như:
– Điều kiện để được thành lập câu lạc bộ có thể nói là dễ dàng, quy trình thủ tục để thành lập, hoạt động hay giải thể câu lạc bộ lại đơn giản.
– Vốn điều lệ của câu lạc bộ là do các thành viên thống nhất với nhau, pháp luật không quy định cụ thể trường hợp này.
– Câu lạc bộ là nơi để giao lưu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, cùng hướng tới mục tiêu phát triển xã hội.
Bên cạnh những ưu điểm thì việc thành lập câu lạc bộ có những hạn chế như:
– Bởi lẽ không được thành lập theo mô hình như những doanh nghiệp nên câu lạc bộ không thể tự hút vốn đầu tư, tài chính được mà phải huy động nguồn tài trợ, giúp đỡ của những nhà hảo tâm hay đóng góp của các thành viên, trừ những câu lạc bộ đã hoạt động lâu, có hiệu quả và được nhiều người biết đến. Thường thì khi thực hiện dự án, nếu câu lạc bộ không được bảo trợ thì sẽ phải kêu gọi thành viên đóng góp và xin kinh phí từ tổ chức, cá nhân khác, điều này dẫn đến việc rất khó đảm bảo nguồn kinh phí đủ để thực hiện dự án.
– Nguồn vốn huy động được dùng để đảm bảo cho hoạt động mục tiêu của câu lạc bộ, không được sử dụng để chi cho hoạt động của cá nhân.
– Thành viên câu lạc bộ thường xuyên có sự thay đổi ( có người xin vào, người xin ra) nên rất khó đảm bảo câu lạc bộ ổn định về mặt thành viên, điều này làm gia tăng nguy cơ giải thể câu lạc bộ.
5. Quy trình thành lập câu lạc bộ trong sinh viên:
Khảo sát tình hình, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của sinh viên:
+ Xây dựng mẫu phiếu khảo sát dựa trên mục đích và dự kiến các nội dung hoạt động của Câu lạc bộ và đặc thù của từng trường cho phù hợp (Phiếu dưới hình thức trắc nghiệm, rõ ràng, dễ hiểu, tránh quá dài).
+ Phát phiếu khảo sát, thu phiếu và tổng hợp số liệu.
– Căn cứ các chủ trương của Hội Sinh viên cấp trên và của trường, các chương trình hành động, các mục tiêu hoạt động của Hội đã đặt ra.
+ Đảm bảo việc thành lập Câu lạc bộ phù hợp với chủ trương, định hướng hoạt động, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu của Hội đã đề ra.
– Căn cứ vào điều kiện thực tế đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Dự kiến nhân sự tham gia Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ, phụ trách các Ban của Câu lạc bộ và lực lượng tham gia Câu lạc bộ.
+ Dự kiến nguồn kinh phí để duy trì các hoạt động, địa điểm, các nguồn hỗ trợ từ nhà trường và các tổ chức khác cho Câu lạc bộ.
– Lựa chọn mô hình Câu lạc bộ phù hợp:
+ Căn cứ kết quả khảo sát về nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên.
+ Căn cứ vào thế mạnh và điều kiện thực tế.
– Xây dựng đề án thành lập câu lạc bộ:
+ Nêu mục đích ý nghĩa việc thành lập câu lạc bộ.
+ Đưa ra các nội dung hoạt động của câu lạc bộ (có mấy nội dung chính).
+ Dự kiến bộ máy quản lý, điều hành câu lạc bộ (Ban Chủ nhiệm, phụ trách các Ban).
+ Xây dựng quy chế hoạt động của câu lạc bộ (Cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Câu lạc bộ, quyền hạn của Ban Chủ nhiệm, từng thành viên Ban Chủ nhiệm và thành viên câu lạc bộ).
+ Xây dựng điều lệ và nội quy hoạt động của câu lạc bộ