Các dự án cải tạo môi trường được hình thành để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên các dự án cải tạo môi trường cần phải được thẩm định bởi hội đồng thẩm định dự án cải tạo môi trường.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị thẩm định dự án cải tạo môi trường bổ sung là gì?
Mẫu đơn đề nghị thẩm định dự án cải tạo môi trường là mẫu đơn được lập ra khi có đề nghị thẩm định dự án cải tạo môi trường. Mẫu đơn đề nghị thẩm định dự án cải tạo môi trường bổ sung nêu rõ chủ dự án, địa điểm thực hiện dự án, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, nội dung đề nghị
Mẫu đơn đề nghị thẩm định dự án là mẫu đơn được dùng để đề nghị về việc thẩm định, phê duyệt dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung. Mẫu đơn đề nghị thẩm định dự án cải tạo môi trường là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét về việc thẩm định dự án cải tạo môi trường.
2. Mẫu đơn đề nghị thẩm định dự án cải tạo môi trường:
… (1) …
Số…..
V/v đề nghị thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung “ …(2) …”
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…….., ngày…tháng…năm…
Kính gửi: … (3) …
Chúng tôi là: … (1) …, Chủ dự án: “ … (2) … ”
– Địa điểm thực hiện Dự án: ……
– Địa chỉ liên hệ: ………..
– Điện thoại: ………….; Fax: ……………; E-mail: ……….
Xin gửi đến … (3) … những hồ sơ sau:
– 07 (bảy) bản Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung.
– 01 (một) báo cáo đầu tư điều chỉnh/báo cáo kinh tế kỹ thuật điều chỉnh/dự án đầu tư điều chỉnh;
– 01 (một) bản sao Dự án cải tạo, phục hồi môi trường kèm theo bản sao Quyết định phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường “… (5) … ”;
– Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm xin gia hạn kèm theo Báo cáo kết quả hoạt động khai thác đến thời điểm xin gia hạn.
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Kính đề nghị …(3)…xem xét, thẩm định, phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung..(2)..của chúng tôi./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu …
… (6) …
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo
(1) : Điền cơ quan tổ chức, cá nhân;
(2): Điền tên đầy đủ của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung;
(3) : Điền tên cơ quan tổ chức việc thẩm định Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung;
(5) : Điền tên dự án đã được cấp quyết định phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường;
(6) : Điền thủ trưởng cơ quan tổ chức, cá nhân.
4. Những quy định về dự án cải tạo môi trường
* Đối tượng lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường và lập lại phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản ( Điều 5 Nghị định 40/2019/NĐ- CP hiện đã hết hiệu lực)
– Các đối tượng phải lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường (gọi tắt là phương án) trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bao gồm:
+ Các dự án khai thác khoáng sản được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sau thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành (phương án là một phần trong báo cáo đánh giá tác động môi trường);
+ Cơ sở khai thác khoáng sản đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận
– Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây phải lập lại phương án cải tạo, phục hồi môi trường:
+ Thuộc đối tượng phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Tổ chức, cá nhân đề nghị thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường so với phương án (bao gồm cả phương án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung) đã được phê duyệt;
+ Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt không đủ để thực hiện.
Như vậy, đối tượng lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường và lập lại phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản phải trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt những dự án khai thác khoáng sản được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, và cơ sở khai thác khoáng sản đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
* Nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản ( Điều 6 Nghị định 40/2019/NĐ- CP)
– Các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường.
– Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn.
– Kế hoạch thực hiện; phân chia kế hoạch thực hiện theo từng năm, từng giai đoạn cải tạo, phục hồi môi trường; chương trình quản lý và giám sát môi trường trong thời gian cải tạo, phục hồi môi trường; kế hoạch kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án.
– Bảng dự toán kinh phí để tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường cho từng hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường; các khoản tiền ký quỹ theo lộ trình.
Nội dung của phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản bao gồm: các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường; phân tích, đánh giá, lựa chọn giải pháp tốt nhất để cải tạo, phục hồi môi trường, danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với giải pháp lựa chọn, kế hoạch thực hiện, bảng dự toán chi phí…. theo quy định của pháp luật.
* Thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản ( Điều 7 Nghị định 40/2019/NĐ- CP)
– Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này được thực hiện theo thẩm quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
– Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường của các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định này, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện như sau:
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường:
+ Trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này được thực hiện theo trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án đối với các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này được thực hiện theo quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản.
– Kinh phí thẩm định được lấy từ nguồn phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
Như vậy, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường của các đối tượng theo quy định thì thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường được thực hiện đó là các cơ quan :Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Theo đó, trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định cùa pháp luật
* Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản ( Điều 8 Nghị định 40/2019/NĐ- CP)
– Số tiền ký quỹ phải được tính toán bảo đảm đủ kinh phí để cải tạo, phục hồi môi trường căn cứ vào các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Việc tính toán số tiền ký quỹ phải áp dụng định mức, đơn giá của địa phương tại thời điểm lập phương án. Trường hợp địa phương không có định mức, đơn giá thì áp dụng theo định mức, đơn giá của bộ, ngành tương ứng. Trong trường hợp bộ, ngành không có đơn giá thì áp dụng theo giá thị trường.
– Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ hàng năm hoặc theo giai đoạn có tính tới yếu tố trượt giá.
– Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ tại quỹ bảo vệ môi trường địa phương hoặc Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Tiền ký quỹ được nộp, hoàn trả bằng tiền đồng Việt Nam.
– Tiền ký quỹ được hưởng lãi suất bằng lãi suất cho vay của quỹ bảo vệ môi trường nơi ký quỹ và được tính từ thời điểm ký quỹ. Tổ chức, cá nhân chỉ được rút tiền lãi một lần sau khi có quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản.
– Việc hoàn trả khoản tiền ký quỹ trên cơ sở tổ chức, cá nhân đã hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án được phê duyệt.
– Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã ký quỹ nhưng giải thể hoặc phá sản và chưa thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng phương án được phê duyệt thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án đóng cửa mỏ của dự án khai thác khoáng sản có trách nhiệm sử dụng số tiền đã ký quỹ bao gồm cả tiền lãi để thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường.”
– Xác nhận hoàn thành phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản ( Điều 9 Nghị định 40/2019/NĐ- CP)
– Tổ chức, cá nhân sau khi đã hoàn thành từng phần nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án được phê duyệt phải lập hồ sơ hoàn thành từng phần phương án đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành.
Việc xác nhận hoàn thành toàn bộ nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt được thực hiện lồng ghép với đề án đóng cửa mỏ.
– Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án đóng cửa mỏ của dự án khai thác khoáng sản thực hiện việc kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án cải tạo, phục hồi môi trường.
– Trình tự, thủ tục kiểm tra, xác nhận hoàn thành toàn bộ nội dung phương án được thực hiện theo trình tự, thủ tục nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ. Nội dung quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản bao gồm nội dung xác nhận hoàn thành toàn bộ phương án.
Sau khi tổ chức, cá nhân đã hoàn thành từng phần nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án được phê duyệt phải lập hồ sơ hoàn thành từng phần phương án đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành và sau đó cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án đóng cửa mỏ của dự án khai thác khoáng sản thực hiện việc kiểm tra, xác nhận hoàn thành phương án cải tạo, phục hồi môi trường, trình tự, thủ tục kiểm tra được thực hiện theo quy định của pháp luật.