Mẫu đơn đề nghị rút hồ sơ hoàn thuế GTGT mới nhất hiện nay đang được thực hiện theo Mẫu số 01/ĐNHUY ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị rút hồ sơ hoàn thuế GTGT mới nhất:
TÊN NGƯỜI NỘP THUẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: … | ….., ngày .… tháng …. năm …. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ RÚT HỒ SƠ HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Kính gửi: …
Tên người nộp thuế: …
Mã số thuế: …
Địa chỉ: …
Đề nghị cơ quan thuế: … thực hiện huỷ hồ sơ đề nghị hoàn thuế có các thông tin như sau:
1. Tên hồ sơ đề nghị hủy
– Văn bản đề nghị xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa mẫu số 01/ĐNXLNT;
– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước mẫu số 01/HT;
– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước mẫu số 01a/ĐNHT;
– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước mẫu số 02/HT.
2. Thông tin hồ sơ đề nghị hủy
Tên người nộp thuế đề nghị hoàn: … Mã số thuế: …
Văn bản đề nghị hoàn thuế số: … ngày …
Mã giao dịch điện tử (nếu có): …
Được cơ quan thuế tiếp nhận theo Thông báo số … ngày … về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
Lý do đề nghị hủy: …
NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ Họ và tên: … Chứng chỉ hành nghề số: … | NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ (Chữ ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)/Ký điện tử) |
2. Phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như thế nào cho đúng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định về vấn đề phân loại hồ sơ hoàn thuế. Theo đó:
(1) Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau là hồ sơ thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu trong trường hợp cần phải hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trong trường hợp người nộp thuế có thành phần hồ sơ hoàn thuế gửi tới cơ quan quản lý thuế lần đầu tuy nhiên không thuộc trường hợp được hoàn thuế theo quy định của pháp luật thì lần đề nghị hoàn thuế tiếp theo sẽ được xác định là lần đang bị hoàn thuế đầu tiên;
– Thành phần hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong phản thời gian 24 tháng được tính bắt đầu kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế trái quy định của pháp luật. Trong trường hợp người nộp thuế đã có nhiều lần gửi đơn đề nghị hoàn thuế tới cơ quan có thẩm quyền trong khoảng thời gian 24 tháng, nếu nhận thấy trong đề nghị hoàn thuế của công dân lần đầu tiên tính kể từ sau thời điểm công dân đó bị xử lý về hành vi trốn thuế, thì cơ quan thuế cần phải tiến hành thủ tục kiểm tra thành phần hồ sơ hoàn thuế của người nộp thuế không có hành vi khai sai dẫn đến trường hợp thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc dẫn tới trường hợp tăng số tiền thuế được hoàn căn cứ theo quy định tại Điều 142 của Luật quản lý thuế năm 2019, hoặc có hành vi trốn thuế căn cứ theo quy định tại Điều 143 của Luật quản lý thuế năm 2019 thì những lần đề nghị hoàn thuế tiếp theo, thành phần hồ sơ đề nghị hoàn thuế của người nộp thuế không thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện những lần đề nghị hoàn thuế tiếp theo, người nộp thuế có hành vi khai gian dối đối với thành phần hồ sơ hoàn thuế hoặc có hành vi trốn thuế căn cứ theo quy định tại Điều 142 của Luật quản lý thuế năm 2019 thì thành phần hồ sơ đề nghị hoàn thuế này vẫn thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau theo đúng thời gian 24 tháng (02 năm) tính kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế trái quy định pháp luật;
– Đối với thành phần hồ sơ hoàn thuế khi giao hoặc chuyển giao, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, mua bán đối với các tổ chức, doanh nghiệp, trong trường hợp người nộp thuế theo quy định của pháp luật thuộc diện kiểm tra trước quyết toán thuế sau đểchấm dứt hoạt động, đã xác định đầy đủ số thuế được hoàn, thì cơ quan thuế cần phải giải quyết thủ tục hoàn trả dựa trên cơ sở kết quả kiểm tra, không phân biệt loại thành phần hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau;
– Hồ sơ hoàn thuế thuộc rủi ro về thuế cao theo phân loại, đánh giá trong lĩnh vực quản lý rủi ro thuế;
– Hồ sơ hoàn thuế thuộc trường hợp hoàn thuế trước kiểm tra sau tuy nhiên hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan thuế, người nộp thuế vẫn không gửi văn bản giải trình, bổ sung thành phần hồ sơ hoàn thuế, hoặc người nộp thuế có giải trình và có cuộc xung thành phần hồ sơ hoàn thuế tuy nhiên người nộp thuế không chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng sự thật;
– Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu tuy nhiên không thực hiện thủ tục thanh toán qua ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
(2) Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước được xác định là thành phần hồ sơ của người nộp thuế không thuộc một trong những trường hợp nêu trên (không thuộc trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế sau).
3. Áp dụng biện pháp nghiệp vụ trong giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định về áp dụng biện pháp nghiệp vụ trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế. Theo đó:
– Cơ quan hải quan là cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm và nghĩa vụ và kiểm soát thông tin hàng hóa xuất nhập khẩu được ghi nhận trên Tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật hải quan và pháp luật về quản lý thuế. Trong trường hợp tờ khai hải quan không được cập nhật trên cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan, cơ quan thuế cần phải có văn bản đề nghị cơ quan hải quan cung cấp các loại giấy tờ tài liệu có liên quan, sử dụng làm căn cứ giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nộp thuế;
– Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá rủi ro, yêu cầu về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng, phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế, lĩnh vực hải quan, cơ quan thuế cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cung cấp thông tin vi phạm của người nộp thuế cho cơ quan hải quan để thực hiện thủ tục kiểm tra giám sát hải quan theo quy định của pháp luật;
– Trong trường hợp thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế phát hiện người nộp thuế mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người nộp thuế khác có hành vi trốn thuế trái quy định pháp luật, cơ quan thuế cần phải bổ sung kế hoạch kiểm tra, thanh tra đối với bên cung cấp hàng hóa và cung ứng dịch vụ, hoặc đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối với bên cung cấp hàng hoá/cung ứng dịch vụ bổ sung kế hoạch, thực hiện hoạt động kiểm tra thanh tra, cung cấp thông tin về việc chấp hành pháp luật thuế của bên cung cấp hàng hóa/cung ứng dịch vụ, sử dụng làm căn cứ giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng;
– Trong trường hợp người nộp thuế có phát sinh giao dịch thanh toán liên quan trực tiếp đến tổ chức, cá nhân có giao dịch đáng ngờ theo nội dung trong Danh sách cảnh báo của cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, hoặc kiểm tra thanh tra thuế phát hiện người nộp thuế có giấy tờ chứng từ thanh toán qua ngân hàng thể hiện nội dung chưa đầy đủ và chưa đúng quy định. Thì cơ quan thuế giải quyết hồ sơ hoàn thuế có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có liên quan trả lời bằng văn bản, sử dụng làm căn cứ để giải quyết thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng. Đồng thời, cơ quan thuế giải quyết hồ sơ hoàn thuế có văn bản đề nghị cơ quan hải quan tại khu vực cửa khẩu cung cấp thông tin về lượng tiền mặt mang qua cửa khẩu vào lãnh thổ của Việt Nam trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan thuế, sử dụng làm căn cứ giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới đất liền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Thông tư 13/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 49/2022/NĐ-CP ngày 29/7/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
THAM KHẢO THÊM: