Việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài có lợi ích rất lớn cho các cơ sở giáo dục trong nước. Vậy để tiến hành liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài cần phải làm gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài:
- 3 3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài:
- 4 4. Các quy định và thủ tục hành chính có liên quan:
- 4.1 4.1. Đối tượng liên kết đào tạo được tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài:
- 4.2 4.2. Điều kiện liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài:
- 4.3 4.3. Thủ tục phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài:
- 4.4 4.4. Hồ sơ phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài:
- 4.5 4.5. Thẩm quyền phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài:
- 5 5. Thông tin liên quan:
1. Mẫu đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài là gì?
Mẫu đơn xin phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài là văn bản được lập ra bởi cơ quan, tổ chức (cơ sở giáo dục trong nước) để xin được phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài. Mẫu đơn nêu rõ nội dung xin phê duyệt…
Mẫu đơn xin phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài được sử dụng để cơ quan, tổ chức (cơ sở giáo dục trong nước) xin được phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài (cơ sở giáo dục nước ngoài).
2. Mẫu đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–
…….., ngày…tháng…năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài tiếng…(1)……
Kính gửi: ..(2)……
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, đại diện cho các Bên tham gia liên kết, gồm:
Bên Việt Nam ….(3)……
– Trụ sở: ……..
– Điện thoại: …….
– Fax: ……..
– Website: ……..
– Quyết định thành lập: …(4)…..
Bên nước ngoài: ……(5)..
– Trụ sở: ……..
– Điện thoại: ……..
– Fax: ……….
– Website: ………
– Giấy phép thành lập: …..(6)….
Đề nghị …..(2)…. xem xét, phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ tiếng …(1)…, giữa ……..(3)……. và … (5)… với các mục tiêu, phạm vi và thời hạn hoạt động như sau:
1. Mục tiêu và phạm vi của liên kết: (Ghi tóm tắt ngoại ngữ dự định liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ, quy mô tổ chức thi hàng năm và loại chứng chỉ sẽ cấp theo liên kết).
2. Thời hạn hoạt động của liên kết: ……….
3. Nội dung liên kết (ghi tóm tắt): ………
Chúng tôi xin cam kết:
1. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực và sự chính xác của nội dung Đơn đề nghị và tài liệu kèm theo.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.
Các tài liệu gửi kèm Đơn này gồm:
1. Đơn đề nghị phê duyệt liên kết.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận giữa cơ sở tổ chức thi tại Việt nam và cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ nước ngoài.
3. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các bên liên kết.
4. Đề án tổ chức thi để cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, trong đó có thông tin về giá trị và phạm vi sử dụng của chứng chỉ ngoại ngữ nước ngoài, minh chứng về bảo đảm chất lượng của việc tổ chức thi, trách nhiệm của các bên, lệ phí thi và các loại phí, cơ chế thu chi và quản lý tài chính, quyền hạn và trách nhiệm người tham dự thi và các nội dung liên quan khác.
5. Các văn bản khác (nếu có).
Bên Việt Nam
(Ký tên, đóng dấu)
Họ và tên
Bên nước ngoài
(Ký tên, đóng dấu)
Họ và tên
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ với nước ngoài:
(1) Ngoại ngữ đề nghị liên kết cấp chứng chỉ;
(2) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt liên kết tổ chức thi, cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ;
(3) Tên cơ sở, tổ chức giáo dục Việt Nam;
(4) Số, ký hiệu văn bản pháp lý thể hiện tư cách pháp nhân của cơ sở, tổ chức giáo dục Việt Nam, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản;
(5) Tên cơ sở, tổ chức nước ngoài;
(6) Số, ký hiệu văn bản pháp lý thể hiện tư cách pháp nhân của cơ sở, tổ chức nước ngoài, thời điểm và tên cơ quan ban hành văn bản.
4. Các quy định và thủ tục hành chính có liên quan:
Căn cứ Nghị định 86/2018/NĐ-CP Quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
4.1. Đối tượng liên kết đào tạo được tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài:
– Cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam;
– Cơ quan, tổ chức, cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài.
4.2. Điều kiện liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài:
– Điều kiện về chương trình giáo dục: Chương trình giáo dục của nước ngoài đưa vào tích hợp phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng giáo dục ở nước sở tại hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận về chất lượng giáo dục; Chương trình giáo dục tích hợp phải bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục nước ngoài; không bắt buộc người học phải học lại cùng một nội dung kiến thức, bảo đảm tính ổn định đến hết cấp học và liên thông giữa các cấp học vì quyền lợi của học sinh, bảo đảm tính tự nguyện tham gia và không gây quá tải cho học sinh; hương trình giáo dục tích hợp phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể việc tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với chương trình giáo dục của nước ngoài.
– Điều kiện về quy mô lớp học và cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục tích hợp và không làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy chung của cơ sở giáo dục phía Việt Nam tham gia liên kết giáo dục.
– Điều kiện về đội ngũ giáo viên: Giáo viên Việt Nam giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học theo quy định của pháp luật Việt Nam; Giáo viên nước ngoài giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải có trình độ đại học phù hợp với chuyên môn giảng dạy và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương; Giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp bằng ngoại ngữ phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình tích hợp và không thấp hơn Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
Như vậy, để có thể liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, các cơ sở giáo dục phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về chương trình giáo dục, về quy mô lớp học và cơ sở vật chất, về đội ngũ giáo viên theo quy định của pháp luật.
4.3. Thủ tục phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài:
Thủ tục phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài bao gồm:
– Các bên liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài làm 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 86/2018/NĐ-CP gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định việc liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo
4.4. Hồ sơ phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài:
Hồ sơ phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài bao gồm:
– Đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP;
– Thỏa thuận hoặc hợp đồng giữa cơ sở tổ chức thi tại Việt Nam và cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ nước ngoài;
– Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các bên liên kết;
– Đề án tổ chức thi để cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP, trong đó có thông tin về giá trị và phạm vi sử dụng của chứng chỉ ngoại ngữ nước ngoài, minh chứng về bảo đảm chất lượng của việc tổ chức thi, địa điểm tổ chức thi, cách thức tổ chức, trách nhiệm của các bên, lệ phí thi và các loại phí, cơ chế thu chi và quản lý tài chính, quyền hạn và trách nhiệm người tham dự thi và các nội dung liên quan khác.
4.5. Thẩm quyền phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài:
Thẩm quyền phê duyệt liên kết đào tạo và liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài được quy định tại Nghị định 86/2018/NĐ-CP. Cụ thể, người có thẩm quyền phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài bao gồm:
– Giám đốc đại học quốc gia, đại học vùng, thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học được hoạt động theo cơ chế tự chủ phê duyệt liên kết đào tạo trực tiếp trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tổ chức tại những cơ sở này.
– Hiệu trưởng (Giám đốc) cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phê duyệt liên kết đào tạo cấp chứng chỉ, trừ chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và chứng chỉ đào tạo có giá trị tích lũy tín chỉ hoặc học phần để cấp văn bằng.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi tiến hành liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, các cơ sở phải có đơn đề nghị phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và nộp hồ sơ phê duyệt lên chủ thể có thẩm quyền (Giám đốc đại học quốc gia, thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học, Hiệu trưởng (Giám đốc) cơ sở giáo dục đại học Việt Nam) để có thể liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.
5. Thông tin liên quan:
5.1. Đơn vị được cấp chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam:
2. Trường đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
3. Trường đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Trường đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng
5. Đại học Thái Nguyên
6. Trường đại học Cần Thơ
7. Trường đại học Hà Nội
8. Trường đại học Sư phạm Hà Nội
9. Trường đại học Vinh
10. Học viện An ninh nhân dân
11. Trường đại học Sài Gòn
12. Trường đại học Ngân hàng TP.HCM
14. Trường đại học Văn Lang
5.2. Đơn vị được cấp chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ ra đề thi ngoại ngữ; chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ chấm thi nói và viết ngoại ngữ:
1. Trường đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng
2. Trường đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
3. Trường đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Trường đại học Sư phạm TP.HCM
5. Đại học Thái Nguyên