Về nguyên tắc, cá nhân, tổ chức chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức phải viết đơn đề nghị nhập khẩu khẩu thức ăn chăn nuôi và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi là gì?
Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi là văn bản do cá nhân, tổ chức gửi đến cơ quan có thẩm quyền nhằm đề nghị cơ quan này cấp phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sử dụng vào các mục đích giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.
Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi là căn cứ chứng minh tính tuân thủ pháp luật của cá nhân, tổ chức trong hoạt động nhập khẩu, là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền đánh giá tình hình, xem xét lý do và quyết định có cho phép nhập khẩu hay không.
2. Mẫu đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi mới nhất:
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
—————
Số: ……….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
….., ngày … tháng …năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI
CHƯA ĐƯỢC CÔNG BỐ THÔNG TIN
——————-
Kính gửi: Cục Chăn nuôi.
Tên đơn vị:…………
Địa chỉ:………..
Điện thoại:……….. ; số fax:…………… ; Email: ………..
1. Đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sau đây: (Tên thức ăn chăn nuôi, Khối lượng (*); bản chất, công dụng; dáng,màu; quy cách bao gói; hãng, nước sản xuất)
2. Thời gian nhập khẩu:………………..
3. Mục đích nhập khẩu (Ghi rõ mục đích nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, khảo nghiệm, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu) …
4. Thời gian, cửa khẩu xuất khẩu, nước nhập khẩu (để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu) ……………….
5. Thời gian thực hiện (Ghi rõ thời gian giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, khảo nghiệm, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu): ………….
6. Phương án xử lý sản phẩm sau khi hội chợ, triển lãm, phân tích:………….
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
Các nội dung cơ bản người làm đơn cần chú ý là địa danh, ngày tháng năm làm đơn, tên cơ quan, cá nhân ở góc trái trên cùng của đơn.
Ở nội dung cá nhân, người làm đơn ghi rõ tên, địa chỉ và cách thức liên hệ.
Ở phần đề nghị người làm đơn ghi lần lượt các loại thức ăn chăn nuôi với các đặc điểm và tính năng của chúng (kẻ bảng để dễ nhìn hơn)
Cuối đơn, người địa diện phải ký và ghi rõ họ tên, sau đó đóng dấu.
Chú ý: Khối lượng (Không quá 2,0 kg đối với mỗi sản phẩm để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm. Riêng nhập khẩu về với mục đích nghiên cứu thì khối lượng phải phù hợp với nội dung nghiên cứu.)
4. Các vấn đề pháp lý về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
Căn cứ vào Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết
4.1. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
– Thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng theo quy định tại khoản 4 Điều 43 của Luật này.
– Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp.
– Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra văn bản pháp luật, hệ thống tổ chức thực thi, điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi, phòng thử nghiệm tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
+ Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
+ Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vào Việt Nam.
4.2. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
– Cơ quan cấp phép:
Cục Chăn nuôi là cơ quan cấp phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, khảo nghiệm, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.
– Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm bao gồm:
+ Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Văn bản chứng minh về việc tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.
– Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi bao gồm:
+ Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Bản kê khai của cơ sở đăng ký về đối tượng, số lượng vật nuôi nuôi thích nghi, thời gian nuôi, địa điểm nuôi và mục đích nuôi.
– Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm bao gồm:
+ Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu hoặc khảo nghiệm theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Đề cương nghiên cứu hoặc khảo nghiệm theo Mẫu 08.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
– Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm bao gồm:
+ Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+
– Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu bao gồm:
+ Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu theo Mẫu số 07.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Hợp đồng sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.
– Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định như sau:
+ Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo mục đích nhập khẩu quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 hoặc 6 Điều này đến Cục Chăn nuôi.
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cục Chăn nuôi cấp giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi theo Mẫu số 09.TACN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4.3. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
– Cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có quyền sau đây:
+ Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi;
+ Được mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
– Cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
+ Bảo đảm các điều kiện cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong quá trình hoạt động;
+ Tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo đảm chất lượng, thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của thức ăn chăn nuôi;
+ Áp dụng các biện pháp bảo quản chất lượng sản phẩm theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân sản xuất nhằm duy trì chất lượng thức ăn chăn nuôi;
+ Niêm yết giá và chấp hành việc kiểm tra về giá thức ăn chăn nuôi;
+ Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về điều kiện mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và chất lượng thức ăn chăn nuôi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Không mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm có chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi;
+ Chỉ được mua bán, nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi đã công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Ghi và lưu các thông tin của thức ăn chăn nuôi trong quá trình mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu để bảo đảm truy xuất nguồn gốc;
+ Xây dựng quy trình đánh giá và lựa chọn tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc cung cấp thức ăn chăn nuôi nhập khẩu; xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra chất lượng lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu để bảo đảm phù hợp với