Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 dùng thuật ngữ “người làm chứng” và định nghĩa người làm chứng là người biết các tình tiết liên quan đến nội dung vụ việc. Để triệu tập người làm chứng tham gia tố tụng, đương sự phải viết đơn đề nghị mời người làm chứng gửi đến cơ quan có thâm quyền phê duyệt.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị mời người làm chứng là gì?
Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam đưa ra khái niệm về người làm chứng như sau:
Người làm chứng là “người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị,
Đơn đề nghị mời người làm chứng là mẫu đơn được soạn thảo bởi đương sự tham gia tố tụng gửi đến cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích mời người làm chứng. Nội dung đơn trình bày rõ lý do làm đơn, thông tin người làm chứng,..
Khi có căn cứ cho rằng có người chứng kiến và biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc các đương sự có quyền đề nghị mời nhân chứng tham gia tố tụng để lấy lời khai. Lời khai của người làm chứng là sự trình bày bằng miệng của người làm chứng về những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án hình sự, về đặc điểm nhân thân của người bị buộc tội, người bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác, được thực hiện trước các cơ quan tiến hành tố tụng
Trong các vụ án dân sự, người làm chứng đóng vai trò vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến quá trình xét xử. Người làm chứng phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự
Đơn đề nghị mời người làm chứng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành những thủ tục triệu tập người làm chứng.
2. Mẫu đơn yêu cầu mời người làm chứng mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
MỜI NGƯỜI LÀM CHỨNG
Kính gửi: …..
Tôi là: ..
Sinh ngày: ……
Số CMND: ………Do Công an …….. Cấp ngày: …….
Nơi cấp: ….
Hộ khẩu: ……
Hiện nay, tôi đang làm thủ tục ….. Tại phòng công chứng ….
Sau khi tôi được biết các quy định của pháp luật về thủ tục công chứng, tôi đã quyết định mời:
Ông/bà: …..
Sinh ngày: …….
Số CMND: ……. Do Công an ….. Cấp ngày: ……
Hộ khẩu: ………
Đến làm chứng cho tôi về việc ……. Tại …….
…, ngày…tháng…năm….
Xác nhận của người được làm chứng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị mời người làm chứng:
Mục “Kính gửi”: Ghi thông tin cơ quan có thẩm quyền nơi gửi đơn đề nghị mời người làm chứng
Mục “Tôi là” : Viết đầy đủ họ, tên đệm, tên theo giấy khai sinh/CMND/CCCD bằng chữ in hoa
Mục “Sinh ngày”: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
Mục “Số CMND” : Ghi đầy đủ số CMND
Hộ khẩu: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Hiện nay, tôi đang làm thủ tục
Tại phòng công chứng
Phần thông tin của người được mời làm chứng
Ông/bà: Ghi đầy đủ họ tên bằng chữ in hoa có dấu
Sinh ngày: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
Số CMND: Ghi đầy đủ số CMND
Hộ khẩu: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Xác nhận của người được làm chứng
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
4. Quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người làm chứng:
Khi tham gia vào vụ án dân sự người làm chứng có quyền:
– Cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc.
– Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được có liên quan đến việc giải quyết vụ việc.
– Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình hoặc việc khai báo đó có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình.
– Được nghỉ việc trong thời gian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai, nếu làm việc trong cơ quan, tổ chức.
– Được thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
– Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng.
Bên cạnh quyền thì người làm chứng phải có nghĩa vụ sau:
– Trong trường hợp người làm chứng khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác thì có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật
– Trước khi bắt đầu phiên tòa, người làm chứng được yêu cầu cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
– Người làm chứng phải có mặt tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải thực hiện công khai tại Tòa án, phiên tòa, phiên họp; trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử, giải quyết thì Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Hội đồng giải quyết việc dân sự có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
– Người làm chứng có nghĩa vụ tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án.
– Trường hợp người làm chứng vắng mặt thì Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến hành xét xử hoặc hoãn phiên tòa.
– Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử trong trường hợp người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó họ đã có lời khai trực tiếp với Tòa án hoặc gửi lời khai cho Tòa án. Chủ toạ phiên tòa công bố lời khai đó.
– Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa nếu việc vắng mặt của người làm chứng tại phiên tòa gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc giải quyết khách quan, toàn diện vụ án.
– Trường hợp người làm chứng vắng mặt tại phiên tòa không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây cản trở cho việc xét xử thì có thể bị dẫn giải đến phiên tòa theo quyết định của Hội đồng xét xử, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
Lưu ý: Người làm chứng có quyền từ chối khai báo nếu nội dung khai báo có liên quan đến bí mật nhà nước là liên quan đến những vấn đề (thông tin, tin tức, nội dung,…) trong các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền được pháp luật quy định là có các mức độ: “Tuyệt mật”, “Tối mật” hoặc “Mật”.
Hoặc nội dung khai báo liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư là liên quan đến bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư được pháp luật bảo vệ của chính người làm chứng; có ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự trong vụ án là người có quan hệ thân thích với người làm chứng hoặc có ảnh hưởng xấu cho đương sự là trường hợp nếu người làm chứng khai ra những điều mình biết thì ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc, danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc ảnh hưởng xấu khác trong cuộc sống, công tác, sản xuất, kinh doanh của đương sự là người có quan hệ thân thích với người làm chứng;
Trường hợp người làm chứng từ chối khai báo vì một trong các lý do nêu trên thì Thẩm phán phải giải thích cho họ biết nếu việc từ chối khai báo không có căn cứ, thì họ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Vai trò của người làm chứng khi tham gia tố tụng là vô cùng quan trọng. Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ lâu đời và phổ biến nhất. Lời khai của người chứng kiến mang tính khách quan vị họ không bị ràng buộc về quyền lợi, lợi ích với các bên tham gia tố tụng. Đây là nguồn chứng cứ rất quan trọng góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Pháp luật Việt Nam không giới hạn người tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng
Tuy nhiên việc xét xử và đưa ra phán quyết cuối cùng của tòa án không phụ thuộc hoàn toàn vào lời khai của nhân chứng. Trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử khi thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ từ lời khai của người làm chứng, cơ quan có thẩm quyền đánh giá cả những yếu tố khách quan lẫn những yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới mức độ chính xác trong lời khai của người làm chứng