Khi có hàng hóa thuộc danh mục được miễn, giảm thuế nhập khẩu, xuất khẩu thì các chủ thể cần có đơn đề nghị miễn giảm thuế nhập khẩu, xuất khẩu gửi cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, quyết định giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị miễn giảm thuế nhập khẩu, xuất khẩu là gì? Mục đích của đơn đề nghị miễn giảm thuế nhập khẩu, xuất khẩu:
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị miễn giảm thuế nhập khẩu, xuất khẩu:
- 3 3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị miễn giảm thuế nhập khẩu, xuất khẩu:
- 4 4. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan:
1. Đơn đề nghị miễn giảm thuế nhập khẩu, xuất khẩu là gì? Mục đích của đơn đề nghị miễn giảm thuế nhập khẩu, xuất khẩu:
Đơn đề nghị miễn giảm thuế nhập khẩu, xuất khẩu là văn bản của cá nhân, tổ chức gửi cơ quan có thẩm quyền để được miễn, giảm thuế nhập khẩu, xuất khẩu
Mục đích của đơn đề nghị giảm thuế nhập khẩu, xuất khẩu được dùng để các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thể hiện mong muốn được miễn, giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa, dịch vụ cụ thể
2. Mẫu đơn đề nghị miễn giảm thuế nhập khẩu, xuất khẩu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…., ngày……tháng…..năm…….
Kính gửi: …..
Tên tổ chức/cá nhân: …….
Mã số thuế: …….
CMND/Hộ chiếu số: ……. Ngày cấp: …../…../…..
Nơi cấp: ……. Quốc tịch: …….
Địa chỉ: …..
Số điện thoại: ……; số fax: …..
Nội dung đề nghị: ….
Lý do đề nghị giảm thuế: …..
Nguyên nhân dẫn đến thiệt hại: …..
STT | Tên hàng, quy cách, phẩm chất | Số, ngày tờ khai Hải quan | Lượng hàng hóa nhập khẩu theo tờ khai hải quan | Đơn vị tính | Trị giá tính thuế, đơn vị tính | Tỷ lệ tổn thất | Số tiền thuế phải nộp (VNĐ) | Số tiền thuế đề nghị giảm (VNĐ) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (8) |
Tổng cộng: |
Hồ sơ, tài liệu kèm theo (1):
– …..: 01 bản chụp/01 bản chính;
– ….: 01 bản chụp/01 bản chính;
– ……: 01 bản chụp/01 bản chính.
Tổ chức/cá nhân cam đoan nội dung khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã khai./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu:
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
(hoặc người được ủy quyền)
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị miễn giảm thuế nhập khẩu, xuất khẩu:
Trong công văn đề nghị miễn giảm thuế nhập khẩu, xuất khẩu ghi rõ địa danh, ngày tháng năm viết công văn, số công văn
Phần kính gửi ghi tên cơ quan thuế có thẩm quyền
Tên tổ chức, cá nhân ghi theo giấy đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, Giấy Khai sinh/ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân
Ghi mã số thuế của tổ chức, cá nhân đó
Phần thông tin của chứng minh nhân dân, hộ chiếu ghi theo chứng minh nhân dân, hộ chiếu về số, ngày cấp, nơi cấp
Quốc tịch ghi theo Chứng minh nhân dân
Phần địa chỉ ghi rõ số nhà, thôn/xóm/tên đường, xã/phường/thị trấn, huyện/quận/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh thành phố
Số điện thoại, fax ghi số điện thoại, fax mà tổ chức, cá nhân đang sử dụng
Nêu chi tiết các phần nội dung đề nghị, lý do đề nghị giảm thuế, nguyên nhân dẫn đến giảm thuế.
Trong công văn liệt kê các loại tài liệu kèm theo.
4. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan:
Đối với mỗi loại hàng hóa, dịch vụ thì hồ sơ miến thuế được quy định khác nhau, và khi làm thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan thì cần phải có Hồ sơ hải quan gồm tờ khai hải quan, các chứng từ phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan theo quy định
Ngoài ra còn có một số văn bản khác:
– Hợp đồng ủy thác trong trường hợp ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
– Hợp đồng cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu trong trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu hàng hóa:
– Hợp đồng cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa cho hoạt động dầu khí:
– Hợp đồng cho thuê tài chính trong trường hợp cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa cung cấp cho đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế, trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu
Chứng từ chuyển nhượng hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế đối với trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác, trong đó ghi rõ giá chuyển nhượng hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu
– Văn bản xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với phương tiện vận tải quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 01 bản chính;
– Quyết định miễn thuế của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp quy định pháp luật: 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Danh mục miễn thuế đã được cơ quan hải quan tiếp nhận đối với trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế dự kiến nhập khẩu bằng giấy kèm Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cơ quan hải quan tiếp nhận: 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu
Thủ tục miễn thuế
– Người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế (trừ việc kê khai số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công do bên thuế gia công cung cấp) trên tờ khai hải quan khi làm thủ tục hải quan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai báo.
– Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, đối chiếu với các quy định hiện hành để thực hiện miễn thuế theo quy định.
– Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử tự động trừ lùi số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng với số lượng hàng hóa trong Danh mục miễn thuế.
Thủ tục miễn thuế đối với hàng hóa vượt định mức
Thủ tục miễn thuế đối với hàng hóa vượt định mức miễn thuế của tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 7, khoản 2 Điều 8 được quy định như sau: :
a) Hồ sơ đề nghị miễn thuế được gửi đến Tổng cục Hải quan chậm nhất 15 ngày làm việc trước khi làm thủ tục hải quan;
b) Trường hợp hồ sơ đề nghị miễn thuế chưa đầy đủ, trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Tổng cục Hải quan phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh hồ sơ;
c) Trong thời hạn chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, Bộ Tài chính ban hành quyết định miễn thuế hoặc thông báo không miễn thuế trên cơ sở đề xuất của Tổng cục Hải quan;
d) Căn cứ hồ sơ hải quan và quyết định miễn thuế của Bộ Tài chính, người nộp thuế và cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan thực hiện thủ tục miễn thuế khi làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Tại Nghị định 134/2016/NĐ- CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định về hồ sơ, thủ tục giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu như sau:
“Điều 32. Giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan theo quy định tại
Hồ sơ đề nghị giảm thuế, gồm:
– Công văn đề nghị giảm thuế của người nộp thuế gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo các tiêu chí thông tin tại Mẫu số 3 Phụ lục VIIa hoặc công văn đề nghị giảm thuế theo Mẫu số 08 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
– Hợp đồng bảo hiểm, thông báo trả tiền bồi thường của tổ chức nhận bảo hiểm (nếu có), trường hợp hợp đồng bảo hiểm không bao gồm nội dung bồi thường về thuế phải có xác nhận của tổ chức bảo hiểm; hợp đồng hoặc
– Biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh thiệt hại (biên bản xác nhận vụ cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy của địa phương nơi xảy ra vụ cháy; văn bản xác nhận của một trong các cơ quan, tổ chức có liên quan sau:
– Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa: 01 bản chính.
Thủ tục, thẩm quyền giảm thuế:
– Người nộp thuế nộp hồ sơ cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan hoặc chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản xác nhận về mức độ hư hỏng, mất mát, thiệt hại;
– Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người nộp thuế nộp đủ hồ sơ theo quy định, Chi cục Hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra điều kiện giảm thuế và thực hiện giảm thuế trong thời hạn làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 23 Luật hải quan;
– Trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ sau thời điểm làm thủ tục hải quan:
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm lập hồ sơ, kiểm tra thông tin, thẩm định tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và quyết định giảm thuế theo Mẫu số 12 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này hoặc thông báo cho người nộp thuế biết lý do không thuộc đối tượng giảm thuế, số tiền thuế phải nộp. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp cần kiểm tra thực tế đối với hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan để có đủ căn cứ giải quyết giảm thuế thì ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người nộp thuế và thực hiện các công việc quy định tại điểm này trong thời hạn tối đa là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.”