Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống (hoặc bổ sung vào môi trường nuôi đối với thức ăn thủy sản) ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản,.. Trường hợp tổ chức, doanh nghiệp muốn miễn, giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu cần có đơn đề nghị.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị miễn, giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị miễn, giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị miễn, giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu:
- 4 4. Một số quy định về miễn, giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu:
1. Mẫu đơn đề nghị miễn, giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu là gì?
Mẫu đơn đề nghị miễn, giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu là mẫu đơn được lập ra để đề nghị về việc miễn, giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu
Mẫu đơn đề nghị miễn, giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được lập ra để gửi tới cơ quan có thẩm quyền đề nghị miễn, giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu.
2. Mẫu đơn đề nghị miễn, giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu mới nhất:
(Tên tổ chức, cá nhân):
…
——-
Số: …
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN/GIẢM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN NHẬP KHẨU CÓ THỜI HẠN
Kính gửi: …(1)
Tên tổ chức, cá nhân: …
Địa chỉ: …
Điện thoại:… Fax: … Email: …
Đề nghị miễn/giảm kiểm tra có thời hạn chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu sau đây:
TT | Tên sản phẩm | Mã số công nhận TĂCN được phép lưu hành tại Việt Nam * | Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng số | Hãng, nước sản xuất | Thời gian nhập khẩu (ngày, tháng, năm) | Giấy xác nhận chất lượng số |
I | A | |||||
Lần 1 | ||||||
Lần 2 | ||||||
Lần 3 | ||||||
Lần 4 | ||||||
Lần 5 | ||||||
II | B |
Số đăng ký nhập khẩu:
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
Đại diện tổ chức, cá nhân
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị miễn, giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu:
(1) Ghi đầy đủ tên cơ quan có thẩm quyền
– Ghi đầy đủ thông tin cá nhân, số lượng sản phẩm xin miễn giản kiểm tra chất lượng
– Mẫu đơn có thể được đánh máy hoặc viết tay
4. Một số quy định về miễn, giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu:
Căn cứ theo Điều 49
1. Cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có quyền sau đây:
– Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi;
– Được mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
– Bảo đảm các điều kiện cơ sở mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong quá trình hoạt động;
– Tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo đảm chất lượng, thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của thức ăn chăn nuôi;
– Áp dụng các biện pháp bảo quản chất lượng sản phẩm theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân sản xuất nhằm duy trì chất lượng thức ăn chăn nuôi;
– Niêm yết giá và chấp hành việc kiểm tra về giá thức ăn chăn nuôi;
– Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về điều kiện mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu và chất lượng thức ăn chăn nuôi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Không mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm có chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi;
– Chỉ được mua bán, nhập khẩu các loại thức ăn chăn nuôi đã công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Ghi và lưu các thông tin của thức ăn chăn nuôi trong quá trình mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu để bảo đảm truy xuất nguồn gốc;
– Xây dựng quy trình đánh giá và lựa chọn tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc cung cấp thức ăn chăn nuôi nhập khẩu; xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra chất lượng lô hàng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu để bảo đảm phù hợp với
Căn cứ theo Điều 43
1. Kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi phải tuân thủ quy định của Luật này, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi thương mại sản xuất và lưu hành trong nước bao gồm:
– Việc thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy (nếu có);
– Việc thực hiện các biện pháp quản lý chất lượng thức ăn chăn nuôi;
– Việc thực hiện ghi nhãn sản phẩn thức ăn chăn nuôi;
– Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và quy định khác của pháp luật có liên quan, trong đó tập trung kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu an toàn, chỉ tiêu chất chính trong thức ăn chăn nuôi.
3. Nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng, thức ăn truyền thống bao gồm lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để kiểm tra các chỉ tiêu an toàn quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu bao gồm:
– Kiểm tra hồ sơ nhập khẩu;
– Kiểm tra thực tế về số lượng, khối lượng, quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, xuất xứ và các chỉ tiêu cảm quan khác của sản phẩm;
– Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để thử nghiệm đánh giá sự phù hợp về chất lượng và an toàn của sản phẩm.
5. Nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu bao gồm:
– Kiểm tra hồ sơ công bố chất lượng và công bố hợp quy (nếu có);
– Kiểm tra thực tế về quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, cảm quan về sản phẩm;
– Phân tích chất lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân, nước nhập khẩu.
6. Nội dung kiểm tra nhà nước về thức ăn chăn nuôi xuất khẩu bị triệu hồi hoặc trả về bao gồm:
– Kiểm tra về nguyên nhân thức ăn chăn nuôi xuất khẩu bị triệu hồi hoặc trả về;
– Kiểm tra thực tế về quy cách bao gói, ghi nhãn, hạn sử dụng, cảm quan về sản phẩm;
– Lấy mẫu thức ăn chăn nuôi để kiểm tra chất lượng và an toàn của sản phẩm.
7. Việc xử lý vi phạm về chất lượng thức ăn chăn nuôi được quy định như sau:
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi tùy theo mức độ vi phạm chất lượng mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
– Xử lý thức ăn chăn nuôi vi phạm chất lượng theo hình thức cải chính thông tin, tái chế, chuyển đổi mục đích sử dụng, tái xuất, tiêu hủy.