Hợp đồng thuê nhà ở là một dạng cụ thể của hợp đồng thuê tài sản, là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên cho thuê và bên thuê. Trong trường hợp ký hợp đồng thay đổi phải tiến hành soạn thảo đơn đề nghị ký hợp đồng thuê nhà đến cơ quan có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị ký hợp đồng thuê nhà là gì?
Mẫu đơn đề nghị ký hợp đồng thuê nhà là mẫu đơn đề nghị được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin được đề nghị ký kết hợp đồng thuê nhà. Mẫu đơn nêu rõ thông tin người làm đơn, nội dung đề nghị, thông tin căn nhà muốn thuê…
Mẫu đơn đề nghị ký hợp đồng thuê nhà được gửi cùng hồ sơ đề nghị ký hợp đồng thuê nhà gửi đến cơ quan có thẩm quyền nhằm mục đích đucợ ký hợp đồng thuê nhà.
2. Đơn đề nghị ký hợp đồng thuê nhà mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
______________
ĐƠN ĐỀ NGHỊ KÝ HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
(DO CHUYỂN QUYỀN THUÊ NHÀ Ở THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC)
Kính gửi: Công ty …
Tôi tên: … sinh năm: …
Chứng minh nhân dân số: … do: … cấp ngày … tháng … năm …
Địa chỉ thường trú: …
Địa chỉ tạm trú: …
Và vợ/chồng (nếu có): …
Nguyên trước đây, căn nhà số: đường … phường quận …
Do Ông (Bà): … đứng tên ký hợp đồng thuê nhà số … ngày … tháng … năm … với Công ty …
Đến ngày … tháng … năm … Ông (Bà): … không sử dụng nữa đã chuyển nhượng lại cho tôi tiếp tục sử dụng.
Nay tôi làm đơn này đề nghị Công ty …
cho tôi được ký hợp đồng thuê căn nhà số: …
Tôi xin cam kết sẽ chấp hành theo đúng các điều khoản được ký kết trong hợp đồng thuê nhà và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm.
Gửi kèm:
-, ngày…tháng…năm….
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ và tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị ký hợp đồng thuê nhà mới nhất:
– Quốc hiệu tiêu ngữ;
– Tên đơn ( ghi bằng chữ in hoa);
– Kính gửi: tên công ty…;
– Thông tin cá nhận
+ Họ và tên:
+ Ngày, tháng, năm sinh: ghi đúng theo CMND
+ Chứng minh nhân dân số: … do: … cấp ngày … tháng … năm …
+ Địa chỉ thường trú: …
+ Địa chỉ tạm trú: …
+ Vợ/chồng (nếu có): …
– Địa chỉ căn nhà thuê ở đâu và do ai đứng tên?
4. Một số quy định về nhà ở thuộc sở hưu của nhà nước:
Đối tượng và điều kiện thuê nhà ở công vụ
1. Nhà ở công vụ chỉ được dùng để bố trí cho các đối tượng có đủ điều kiện thuê để ở trong thời gian đảm nhận công tác; khi người thuê hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ hoặc chuyển đến nơi ở khác hoặc nghỉ công tác thì phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ bao gồm:
– Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện được ở nhà ở công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ;
– Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội được điều động, luân chuyển theo yêu cầu công tác;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân khi được điều động, phục vụ theo yêu cầu quốc phòng, an ninh;
– Giáo viên được cử đến công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
– Bác sỹ, nhân viên y tế được cử đến công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo hoặc được cử luân phiên có thời hạn xuống công tác tại các bệnh viện, các trung tâm y tế tuyến dưới.
Trường hợp đối tượng được thuê nhà ở công vụ quy định tại Điểm này có các thành viên trong gia đình cùng sinh sống (bao gồm cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con và phải có tên trong hộ khẩu với người thuê) thì được cộng thêm diện tích nhà ở công vụ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ.
2. Điều kiện thuê nhà ở công vụ được quy định như sau:
– Đối với các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này thì được bố trí nhà ở công vụ theo yêu cầu an ninh;
– Đối với các đối tượng quy định tại các Điểm b, c, d và Điểm đ Khoản 1 Điều này thì phải là người chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác.
Trường hợp nếu Nhà nước chưa có đủ quỹ nhà ở công vụ để cho thuê thì cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý cán bộ có trách nhiệm thuê nhà ở khác có tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn nhà ở công vụ được bố trí thuê và trích từ tiền lương của người được thuê nhà để trả tiền thuê nhà ở này. Trường hợp tiền thuê nhà ở cao hơn giá mà người thuê phải trả thì ngân sách nhà nước chi trả phần chênh lệch này theo nguyên tắc ngân sách trung ương chi trả cho cán bộ thuộc diện cơ quan trung ương quản lý, ngân sách địa phương chi trả cho cán bộ thuộc diện cơ quan địa phương quản lý.
Đối tượng và điều kiện thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước
1. Đối tượng thuê, thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
– Người có công với cách mạng quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
– Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, sự nghiệp, cơ quan Đảng và đoàn thể hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
– Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
– Công nhân làm việc tại khu công nghiệp, cụm khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ ngoài khu công nghiệp;
– Người thu nhập thấp, hộ nghèo có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị;
– Người khuyết tật, người già cô đơn và các đối tượng đặc biệt có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị. Trường hợp là người khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, không có thu nhập thì được bố trí ở tại các trung tâm bảo trợ xã hội của Nhà nước;
– Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ khi hết tiêu chuẩn được thuê nhà ở công vụ;
– Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư mà chưa được bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cư.
2. Điều kiện được thuê nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
– Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng nhà ở chật chội có diện tích bình quân hộ gia đình dưới 5 m2 sàn/người hoặc nhà ở hư hỏng, dột nát;
– Có hộ khẩu thường trú hoặc có
Người thu nhập thấp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này là người không thuộc diện phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân; hộ nghèo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này là hộ nằm trong chuẩn nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; người khuyết tật, người già cô đơn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn nơi cư trú;
c) Riêng đối tượng quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều này thì không áp dụng các điều kiện quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này mà do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể về điều kiện.
3. Điều kiện được thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
– Có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều này. Riêng đối tượng quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều này thì do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định điều kiện cụ thể;
– Thanh toán ngay lần đầu số tiền thuê mua bằng 20% giá trị của nhà ở thuê mua.
Hồ sơ và trình tự, thủ tục thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
1. Hồ sơ thuê, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước bao gồm đơn đề nghị thuê, thuê mua nhà ở (theo mẫu do Bộ Xây dựng quy định), các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở và các giấy tờ khác có liên quan.
2. Thời gian giải quyết thủ tục cho thuê, thuê mua nhà ở tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày đơn vị quản lý vận hành nhà ở nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể quy định tại Điều này bảo đảm nguyên tắc quản lý chặt chẽ, thủ tục đơn giản, tạo thuận lợi cho người thuê, thuê mua nhà ở.
Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
1. Ký hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở đúng đối tượng, điều kiện, đúng mục đích sử dụng; chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở đối với các trường hợp thuộc diện chấm dứt hợp đồng quy định tại khoản 3 Điều 17 của Nghị định này.
2. Thu tiền thuê, thuê mua nhà ở đầy đủ và đúng thời hạn. Đối với trường hợp người thuê nhà ở công vụ trực tiếp ký hợp đồng mà không trả tiền thuê trong ba tháng liên tục thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ yêu cầu cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê nhà ở công vụ khấu trừ từ tiền lương của người thuê nhà ở để trả tiền thuê nhà; cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê nhà ở công vụ phải có trách nhiệm khấu trừ tiền lương của người thuê để thanh toán cho bên cho thuê nhà ở.
3. Thực hiện bảo trì, quản lý vận hành nhà ở cho thuê, cho thuê mua theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về nhà ở.
4.
5. Đối với trường hợp thuê mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước thì hoàn trả lại 20% giá trị hợp đồng (có tính lãi theo lãi suất không kỳ hạn của ngân hàng thương mại nhà nước tại thời điểm hoàn trả) mà bên thuê mua nhà ở này đã trả lần đầu trong trường hợp bên thuê mua không còn nhu cầu thuê mua nhà ở đó; trường hợp trong thời gian đang thuê mua mà bên thuê mua vi phạm các quy định tại các Điểm d, đ và e Khoản 3 Điều 17 của Nghị định này thì bên cho thuê mua được quyền thu hồi nhà ở và không phải hoàn trả số tiền 20% giá trị hợp đồng mà bên thuê mua đã trả lần đầu.
6. Phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng nhà ở để xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý.
7. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
8. Thực hiện thu hồi nhà ở theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Nghị định này.