Các cơ quan có thẩm quyền muốn tiến hành kiểm tra, rà soát phương tiện phòng cháy thì cần có đơn đề nghị kiểm tra, rà soát phương tiện phòng cháy và chữa cháy là vấn đề được quan tâm khi thực hiện công tác đề nghị kiểm tra, rà soát phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị kiểm tra, rà soát phương tiện phòng cháy và chữa cháy là gì?
Mẫu đơn đề nghị kiểm tra, rà soát phương tiện phòng cháy và chữa cháy là mẫu đơn lập ra với các thông tin đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra rà soát phương tiện phòng cháy và chữa cháy để đảm bảo an toàn phòng cháy nơi sinh sống
Mẫu đơn đề nghị kiểm tra, rà soát phương tiện phòng cháy và chữa cháy là mẫu đơn được lập ra để đề nghị về việc kiểm tra, rà soát phương tiện phòng cháy và chữa cháy
2. Mẫu đơn đề nghị kiểm tra, rà soát phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…., ngày….. tháng….. năm……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Kiểm tra, rà soát phương tiện phòng cháy và chữa cháy
(Tại chung cư/tòa nhà ……..)
Kính gửi:
– Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ….. (tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
– Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ……. (quận/huyện/thành phố trực thuộc tỉnh)
Tôi là :……(Tên tổ chức/cá nhân)
Số CMND số: ……… cấp ngày……/……/……. tại Công an ……
Hộ khẩu thường trú:……
Điện thoại:……
Hiện tôi đang sinh sống tại chung cư/tòa nhà …..tại địa chỉ……. của Chủ đầu tư …
Căn cứ vào tình hình cháy nổ tại địa bàn trong thời gian qua, chúng tôi kính đề nghị quý cơ quan kiểm tra, rà soát lại hệ thống phương tiện phòng cháy và chữa cháy tại chung cư/tòa nhà ………tại địa chỉ……..của Chủ đầu tư ……. để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho những hộ đang sinh sống tại đây./.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn và thủ tục liên quan:
– Ghi đây đủ thông tin trong đơn
– Gửi lên phòng cảnh sát PCCC
– Trình bày lí do đề nghị kiểm tra, già soát hương tiện pccc
– Kí tên và ghi rõ họ tên
Thủ tục kiểm tra PCCC:
Theo quy định tại điều 10
Người có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 18
Khoản 2 Điều 18
Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành thường xuyên, định kỳ, đột xuất theo quy định sau đây:
Người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng, chủ hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình…..
Khoản 3 điều 10
– Kiểm tra định kỳ, đột xuất
– Người có trách nhiệm kiểm tra định kỳ phải thông báo trước 03 ngày làm việc cho đối tượng được kiểm tra về thời gian, nội dung và thành phần đoàn kiểm tra;
– Người có trách nhiệm kiểm tra đột xuất về an toàn phòng cháy và chữa cháy phải thông báo rõ lý do kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra. Cán bộ Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi thực hiện công tác kiểm tra đột xuất phải xuất trình
– Đối tượng được kiểm tra phải chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đã được thông báo và bố trí người có thẩm quyền, trách nhiệm để làm việc với người có trách nhiệm kiểm tra khi nhận được thông báo về việc kiểm tra.”
4. Các thông tin pháp lý liên quan:
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy, chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Điều 6,7,8 Thông tư 52/2014/TT-BCA về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy chữa cháy quy định về nội dung, nguyên tắc, hồ sơ, chế độ thống kê, báo cáo và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Nơi quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm:
– Xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy, máy bơm chữa cháy phải được để trong nhà có mái che; tàu, xuồng chữa cháy phải được bố trí bến đậu bảo đảm yêu cầu hoạt động của phương tiện.
– Các phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác phải được quản lý an toàn, bảo đảm sẵn sàng chữa cháy.
– Nơi quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải bảo đảm an toàn về phòng, chống cháy, nổ và đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường.
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở được trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tổ chức và bố trí người làm công tác quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
– Định kỳ vào quý IV hàng năm, cơ quan, tổ chức, cơ sở đã được trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải thống kê, báo cáo cơ quan Công an quản lý địa bàn về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo các nội dung sau:
– Số lượng, chất lượng, chủng loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy đã trang bị.
– Cách thức thực hiện bảo quản, bảo dưỡng.
– Thực trạng công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện.
– Kết quả thực hiện kết luận kiến nghị thanh tra, kiểm tra của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
– Kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Trình tự báo cáo và cơ quan tiếp nhận báo cáo
– Cơ quan, tổ chức, cơ sở, đội dân phòng báo cáo Công an xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Công an cấp xã) nơi hoạt động về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
– Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành báo cáo cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy được giao quản lý.
– Công an cấp xã, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành có trách nhiệm báo cáo Công an huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) hoặc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết gọn là Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp huyện) quản lý địa bàn về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý.
– Công an cấp huyện, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp huyện báo cáo Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh), Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh) trực tiếp quản lý về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý.
– Công an cấp tỉnh, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh báo cáo Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ về tình hình quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý.
Hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy như sau:
Hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy, gồm:
– Sổ theo dõi hoạt động của xe chữa cháy, xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy, tàu, xuồng chữa cháy (mẫu số 01), máy bơm chữa cháy (mẫu số 02) ban hành kèm theo Thông tư này.
– Thống kê, báo cáo công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, cơ sở.
– Hồ sơ quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở chỉ đạo lập, lưu giữ và phải được bổ sung khi có thay đổi.
Trên đây là toàn bộ thông tin về mẫu đơn, hướng dẫn cách lam đơn chi tiết, và các thông tin pháp lý liên quan.