Hiện nay, vấn đề lương, thưởng là việc mà nhiều quý bạn quan tâm đến. Trường hợp có sai sót về lương thì NLĐ có thể làm đơn đề nghị kiểm tra lại lương tháng. Vậy, Mẫu đơn đề nghị kiểm tra lại lương tháng có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị kiểm tra lại lương tháng là gì?
Đơn đề nghị kiểm tra lại lương tháng là văn bản của người lao động yêu cầu người sử dụng lao động kiểm tra lại việc tính lương khi có căn cứ cho rằng việc tính lương chưa đúng với nội dung công việc hoặc thỏa thuận trong
Mẫu đơn đề nghị kiểm tra lại lương tháng là mẫu đơn được lập ra để đề nghị về việc kiểm tra lại lương tháng
2. Mẫu đơn đề nghị kiểm tra lại lương tháng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
Hà Nội, ngày……tháng…..năm…..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA LẠI MỨC LƯƠNG THÁNG
(V/v kiểm tra lại lương tháng)
Kính gửi:
– Ban giám đốc Công ty cổ phần V
– Trưởng phòng tài vụ Công ty cổ phần V
Căn cứ Hợp đồng lao động số …. /HĐLĐ ký ngày …./…./….;
Căn cứ Quy chế làm việc và Nội quy lao động của công ty;
Tôi tên là: Nguyễn Văn A Sinh năm: ….
Giấy chứng minh dân dân số 00000000 cấp ngày …/…/… tại Công an Thành phố Hà Nội
Trú tại: số nhà …., đường ……, phường……., quận……, thành phố Hà Nội
Số điện thoại liên hệ: 0123456789
Hiện đang là nhân viên Kinh doanh theo hợp đồng phòng Kinh doanh của Công ty cổ phần ABC
Tôi làm đơn này xin trình bày một sự việc như sau:
Căn cứ theo Điều ….. Hợp đồng lao động số …. /HĐLĐ kí giữa tôi và công ty có thỏa thuận về tiền lương như sau: tiền lương sẽ được trả vào ngày ….. hàng tháng và số tiền lương được tính bao gồm 5.000.000 đồng (lương cứng) + % theo hóa đơn hàng hóa mà tôi bán được. Trong tháng 03/….. vừa qua tôi có bán được 05 đơn hàng: % mỗi đơn hàng tôi được hưởng khi bán là 200.000/sản phẩm trong các đơn hàng. Do vậy số tiền % dựa trên việc bán hàng mà có được là 4.000.000 đồng. Tổng tiền lương tôi phải được nhận trong tháng qua là 9.000.000 đồng. Tuy nhiên, khi đến ngày trả lương thì phòng tài vụ tính lương tháng 03 của tôi là 6.000.000 đồng.
Vì vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị phòng tài vụ của công ty kiểm tra, xem xét lại cách tính lương mà tôi sẽ được nhận trong tháng qua như hợp đồng lao động đã kí với Công ty và chi trả đầy đủ theo thỏa thuận và quy định của công ty.
Kèm theo đơn này, tôi xin giao nộp cho Quý Công ty bản sao 05 giấy biên lai mua bán hàng hóa do tôi thực hiện giao dịch.
Kính mong Quý Công ty xem xét, sớm xử lý để đảm bảo quyền lợi cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm Mẫu đơn đề nghị kiểm tra lại lương tháng:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong mẫu đơn trên
– Người làm đơn (Kí và ghi rõ họ tên)
– Gửi đơn lên Ban giám đốc Công ty, Trưởng phòng tài vụ Công ty
4. Thông tin pháp lý liên quan:
Căn cứ vào
– Tiền lương
+ Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
+ Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
– Nguyên tắc trả lương
+ Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
+ Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
– Việc Trả lương
+ Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc
+ Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
+ Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
– Hình thức trả lương như sau:
+ Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
+ Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
– Kỳ hạn trả lương Được quy định như sau:
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Về Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
+ Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
+ Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
+ Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
– Tiền lương ngừng việc, Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
+ Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
+ Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
+ Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau: Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu; Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
– Trả lương thông qua người cai thầu như sau:
+ Nơi nào sử dụng người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự thì người sử dụng lao động là chủ chính phải có danh sách và địa chỉ của những người này kèm theo danh sách những người lao động làm việc với họ và phải bảo đảm việc họ tuân thủ quy định của pháp luật về trả lương, an toàn, vệ sinh lao động.
+ Trường hợp người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ và không bảo đảm các quyền lợi khác cho người lao động thì người sử dụng lao động là chủ chính phải chịu trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi cho người lao động. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động là chủ chính có quyền yêu cầu người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự đền bù hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
– Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp:
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.
Thông qua các quy định trên đây người lao động có thể hiểu rõ hơn về quy định về tiền lương và cách thức trả lương được quy định cụ thể trong Bộ luật lao động 2019, Quy định của pháp luật lả công cụ để bảo về quyền lợi cho người lao động đồng thời cũng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của các cá nhân. Trong các trường hợp lương tháng bị sai hoặc nhầm lần nào đo thì người lao động đề đơn lên công ty để được xem xét .Trên đây là thông tin về Mẫu đơn đề nghị kiểm tra lại lương tháng và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất và các thông tin pháp lý hữu ích